Ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, thời gian qua các đoàn kiểm tra đã lấy 247 mẫu nước mắm trên toàn quốc tại các địa phương có thị trường tiêu thụ lớn, nhiều cơ sở sản xuất: Hà Nội, TP.HCM, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các mẫu được lấy tại các cơ sở sản xuất và siêu thị để xét nghiệm, bao gồm các sản phẩm nước mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống. “Kết quả xét nghiệm không phát hiện nước mắm chứa thành phần asen gây độc (asen vô cơ) vượt ngưỡng cho phép”, ông Phong nói.
“Người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng các sản phẩm nước mắm đã được công bố lưu hành trên thị trưởng, có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng”, ông Phong khẳng định.
tin liên quan
Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới?: Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt?Theo nhiều chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện nay nước mắm cao đạm chưa chắc đã ngon và sạch và ngược lại cũng không thể nói loại có độ đạm thấp là tốt. Vậy nước mắm Việt cần theo một chuẩn nào khả dĩ?
Cũng theo ông Phong, chất lượng nước mắm được quy định tại tiêu chuẩn về nước mắm trong TCVN 5107:2003 của Bộ Khoa học-Công nghệ. Các quy định có đưa ra chỉ tiêu hóa học bao gồm: hàm lượng nitơ toàn phần, nitơ axit amin, nitơ aminiac, hàm lượng muối; chỉ tiêu vi sinh vật như tổng số vi sinh vật hiếm khí, số khuẩn lạc, coliforms, E. Coli bào tử nấm men, nấm mốc.
Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, Quy chuẩn VN 8-2:2011/BYT quy định hàm lượng asen (vô cơ -NV) có trong nước chấm với mức tối đa cho phép là 1mg/L.
“Với asen hữu cơ được cho là tồn tại trong thủy sản không có khả năng gây độc như asen vô cơ và lượng đưa vào cơ thể rất thấp khi sử dụng nước mắm, nên không gây hại cho cơ thể, không cần quy định về hàm lượng trong nước mắm", ông Phong nói.
Bình luận (0)