Sở GTVT TP.HCM cho biết theo thống nhất của các đơn vị gồm Sở Văn hóa và Thể thao TP, Bảo tàng thành phố, Ban Quản lý dự án 7, Phân Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt khu vực III, UBND quận Bình Thạnh, Thủ Đức và Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi (nhà đầu tư), Việc bảo tồn toàn bộ cầu đường sắt Bình Lợi là không khả thi. Nguyên nhân, có nhiều yếu tố như không đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn (đường thủy nội địa cấp III); các trụ cầu đã hư hỏng được sửa chữa gia cố nhiều lần, có 2 nhịp cầu đã được thay bằng kết cấu mới vào năm 1963, năm 1975; thiếu mặt bằng để lưu giữ; chi phí bảo quản...).
Nhằm lưu giữ lại dấu tích của cầu đường sắt Bình Lợi gắn với không gian sông nước để phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu khoa học về ngành đường sắt và phát triển ngành du lịch trên địa bàn, thành phố sẽ bảo tồn nguyên trạng một phần cầu đường sắt Bình Lợi gồm 2 nhịp cầu giáp bờ phía quận Thủ Đức, trong đó có 1 nhịp cầu quay và 1 tháp canh đầu cầu phía quận Thủ Đức.
tin liên quan
Đề xuất bảo tồn một phần cầu đường sắt Bình LợiTheo Sở GTVT, Bảo tàng thành phố không có điều kiện mặt bằng để lưu giữ nhịp, dầm cầu và các cấu kiện khác nên Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi sẽ hỗ trợ Bảo tàng thành phố thực hiện việc quay phim, chụp hình trong quá trình tháo dỡ cầu (các hạng mục không bảo tồn). Đồng thời, Tổng công ty đường sắt Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ Bảo tàng thành phố trong việc thu thập thông tin, tài liệu về hồ sơ thiết kế cầu.
Hiện nay, cầu Bình Lợi là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đang được Tổng công ty đường sắt Việt Nam quản lý, do đó, đối với các kết cấu cầu Bình Lợi đề nghị bảo tồn, Sở GTVT đề nghị đơn vị này tiếp tục có kế hoạch quản lý, bảo tồn. Sau khi hoàn thành tháo dỡ cầu đường sắt Bình Lợi, phạm vi khu vực cầu đường sắt Bình Lợi cũ (phía bờ quận Bình Thạnh), Sở đề xuất giao cho Khu Quản lý đường thủy nội địa nghiên cứu xây dụng bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách và du lịch đường thủy.
Dự án xây dựng mới cầu đường sắt Bình Lợi thay thế cho cầu đường sắt Bình Lợi cũ với khoang thông thuyền cầu mới đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường thủy nội địa cấp III, đáp ứng cho các phương tiện thủy có tải trọng 2.400 DWT lưu thông qua cầu an toàn.
Theo dự án được duyệt, sau khi xây dựng xong cầu đường sắt Bình Lợi mới sẽ tháo dỡ cầu đường sẳt Bình Lợi cũ để đảm bảo luồng giao thông thủy trên sông Sài Gòn.
Bình luận (0)