Liên minh châu Âu (EU) đang xúc tiến luật hóa quy định về tỷ lệ thành viên nữ trong cơ chế tổ chức lãnh đạo các doanh nghiệp. Theo dự luật đã được soạn thảo, EU chủ trương cho tới năm 2020 phải đạt được ít nhất 40% nữ giới trong số những vị trí lãnh đạo và quản lý then chốt của các doanh nghiệp.
Dự luật trên cho thấy EU không hề hài lòng về mức độ bình đẳng giới trên phương diện lãnh đạo các doanh nghiệp. Cách đây một năm, EU đưa ra khuyến nghị với nội dung trên cho tất cả doanh nghiệp trong khối. Thế nhưng, đến tháng 3 năm nay, chỉ có đúng 24 doanh nghiệp tại EU đăng ký tự nguyện thực hiện. Giờ đây, EU phải thực hiện theo phương châm "nếu không tự giác thì bắt buộc". Dự kiến trong tháng 10, Ủy ban EU sẽ đưa dự luật trên qua các cơ quan, tổ chức trực thuộc để thông qua thành luật chung.
Tuy nhiên, đa số các nước thành viên EU hiện không mặn mà với chủ định này. Thậm chí, một số thành viên còn phản đối kịch liệt. Thế nhưng, dù chưa biết kết quả ra sao nhưng việc EU đề nghị xem xét dự luật trên cũng đủ để thấy được thực trạng bình đẳng giới chẳng được như khối này và các thành viên thường viện dẫn. Trong khi đó, đảm bảo bình đẳng giới lại là một trong những nội dung cơ bản để đảm bảo nhân quyền. Khi EU vẫn còn vướng mắc thì cớ sao lại đi rao giảng và đòi hỏi các đối tác phải thực hiện các tiêu chí nhân quyền mà khối này đề ra. Như thế, EU khó có thể tránh bị coi là đạo đức giả. Vì vậy, bắt buộc doanh nghiệp đảm bảo bình đẳng giới còn giúp EU bớt tai tiếng.
Thảo Nguyên
>> Tây Ban Nha sẽ được viện trợ 100 tỉ euro
>> G7 họp khẩn vì khủng hoảng nợ công châu Âu
>> EU sắp đưa ra gói giải cứu trị giá 620 tỉ USD
>> EU sắp đưa ra gói giải cứu trị giá 620 tỉ USD
>> Dân Hy Lạp quay lại ủng hộ đảng thân EU
>> Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp rời EU?
Bình luận (0)