Theo đó, doanh nghiệp được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong doanh nghiệp và cho xã hội hoặc phối hợp với các trường có đào tạo CĐ, trung cấp để đào tạo nhân lực cho mình.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình, tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại các trường. Các khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
tin liên quan
Đào tạo thí điểm 12 chương trình nghề của ÚcBộ LĐ-TB-XH vừa công bố triển khai đào tạo thí điểm 12 bộ chương trình cho 12 nghề đã chuyển giao từ Úc.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH, việc doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề sẽ giúp hoạt động đào tạo gắn liền với thực tiễn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
tin liên quan
Trường ĐH Fulbright VN bắt đầu tuyển sinhTrường sẽ cấp học bổng toàn phần khoảng 65 triệu đồng cho 40 học viên lớp 11 và 12 được chọn ra từ các đơn ứng tuyển gửi về...
Bình luận (0)