Kiến dùng khoáng chất có trong cát để tạo ra đá vôi, tình cờ chúng "bẫy" luôn carbon dioxide vào trong đá và cuối cùng là loại chúng khỏi bầu khí quyển.
Khám phá này được thực hiện bởi giáo sư Ronald Dorn từ Đại học Arizona Tempe (Mỹ). Ông đã chôn cát tại sáu địa điểm thuộc vùng núi Catalina ở bang Arizona và Paolo DuroCanyon (bang Texas, Mỹ) cách đây 25 năm.
Cứ mỗi năm năm một lần, ông đo lường có bao nhiêu khoáng chất olivine và plagioclas trong cát bị phân hủy và phát hiện rằng những con kiến đã phân hủy nhanh hơn 300 lần so với tự nhiên. Giáo sư Dorn tin rằng, kiến biết cách thu thập calcium và magiesium để dùng những nguyên tố này tạo đá vôi.
Việc chuyển đổi có thể đã xảy ra khi kiến liếm các hạt cát rồi kết dính chúng vào các bức tường trong tổ kiến, bên cạnh đó vi khuẩn trong ruột chúng cũng tham gia quá trình này, mà đó cũng chính là quá trình cô lập carbon, giúp hấp thụ khí CO2 không chỉ bên ngoài mà cả trong lòng đất. Hiệu quả không thua các loài thực vật.
Daily Mail cho biết, trong lòng đại dương cũng có cách cô lập CO2 để hình thành các hồ chứa khí, với áp lực và nhiệt độ của nước chúng sẽ dần bị hòa tan. Với kiến thì chúng sẽ đẩy CO2 vào các buồng ngầm trong tổ nơi chứa nhiều calcium và magiesium, bắt CO2 phải phản ứng để dùng các nguyên tố này chuyển hóa thành đá vôi.
Tuy nhiên, giáo sư Dorn chưa tính được kiến trên toàn cầu có thể “tiêu diệt” được bao nhiêu CO2 trong bầu khí quyển.
Tạ Xuân Quan
>> Cây nhân tạo thu CO2
>> Tinh thể hút CO2
>> “Bắt nhốt” khí CO2
>> Sa mạc - bồn hút CO2
Bình luận (0)