>> Không nên ra nghị định riêng xử phạt báo chí!
>> Ai cũng được xử phạt báo chí? - Đi ngược xu thế chung
>> Xử phạt báo chí nên quy về một mối
>> Thiếu bình đẳng trong xử phạt báo chí
Chiều ngày 6.3, ông Trần Tiến Dũng, người phát ngôn của Bộ Tư pháp cho biết Bộ Tư pháp đã có công văn số 579/BTP-PLHSHC kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thống nhất quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) đối với hành vi đưa tin và cung cung cấp sai sự thật của báo chí và các cơ quan chức năng.
Báo chí tác nghiệp - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo đó, đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật do cơ quan báo chí thực hiện; hành vi cung cấp thông tin sai sự thật do phóng viên thực hiện sẽ áp dụng xử phạt hành chính thống nhất theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Đối với các nghị định xử phạt trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác có quy định hành vi cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật, đề nghị sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong các nghị định để làm rõ phạt cá nhân, tổ chức vi phạm, không bao gồm cơ quan báo chí và phóng viên.
Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng một nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của 6 nghị định (gồm: Nghị định số 79/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực thống kê; Nghị định số 107/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Nghị định số 109/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Nghị định số 138/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 173/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn, đo đạc bản đồ và Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế) theo thủ tục rút gọn để làm rõ việc xử phạt hành vi cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật theo các nghị định này là phạt cá nhân, tổ chức vi phạm, không bao gồm cơ quan báo chí và phóng viên.
Theo Bộ Tư pháp, sau khi báo chí phản ánh tình trạng “nhiều cơ quan cùng xử phạt báo chí”, Thủ tướng đã chỉ đạo, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế rà soát làm rõ.
Qua xem xét các cơ quan này thống nhất nhận định: Mục đích chính của các nghị định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước nói trên là xử phạt cá nhân, tổ chức thực hiện việc cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật, không bao gồm phóng viên và cơ quan báo chí. Tuy nhiên, do mô tả hành vi tại các nghị định này chưa thật sự rõ ràng nên có thể gây ra sự hiểu nhầm.
Thái Sơn
Bình luận (0)