![]() Khi phát hiện hang dế, mình lấy cuốc, xới đất lên để thông miệng hang. Sau đó, dùng chiếc dây phanh xe đạp có gắn lò xo đút vào hang cho đến khi nào cảm giác bị vướng thì khi đó quay phải hoặc quay trái, dế sẽ mắc vào chiếc lò xo, cứ thế kéo ra từ từ ẢNH: MẠNH CƯỜNG |
![]() Mùa này, dế cơm dọc sông Vu Gia – Thu Bồn, có những con to bằng ngón chân cái, thịt chắc và béo ngậy bởi chúng đào hang sâu trên nền đất trồng hoa màu, vốn là những bãi bồi đầy ắp phù sa ẢNH: MẠNH CƯỜNG |
![]() Anh Tư Tình Nghĩa (27 tuổi, ở xã Đại Hồng, H.Đại Lộc, Quảng Nam), cho biết sau những trận mưa là thời điểm lý tưởng nhất để đi bắt dế. Lúc này đất ướt, rất dễ đào, còn dế thì chui vào hang tránh mưa nên chắc chắn bội thu. Dế sau khi bắt về sẽ được thương lái đến tận nhà thu mua với giá 1.000 đồng/con. Thời điểm dế đầu mùa, một ngày mỗi người dân có thể bắt được từ 400 – 500 con. Một số gia đình có đến 2-3 người cùng đi bắt dế thì thu nhập mỗi ngày của họ từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/ngày. ẢNH: MẠNH CƯỜNG |
![]() Tuy nhiên, thời điểm này cuối mùa dế ít nên chịu khó lắm một ngày cũng kiếm được từ 200.000 – 250.000 đồng ẢNH: MẠNH CƯỜNG |
![]() Vào mùa săn dế, không chỉ người lớn mà bọn trẻ cũng háo hức ra đồng để học cách săn dế và tận tay lôi từ dưới hang lên những chú dế cơm to béo ẢNH: MẠNH CƯỜNG |
![]() Hành trang “săn dế” của người dân đơn giản chỉ là bình nhựa để đựng dế, cây cuốc trên vai và một chiếc dây phanh xe đạp có gắn lò xo để làm cần câu bắt dế ẢNH: MẠNH CƯỜNG |
![]() Nhiều người dân địa phương xem việc đi săn dế là cái nghề “hái” ra tiền và tranh thủ thời gian rảnh rỗi để đi bắt dế về bán kiếm thêm thu nhập. Nhờ nghề này mà nhiều người cải thiện được cuộc sống ẢNH: MẠNH CƯỜNG |
![]() Dế cơm sau khi bị săn ra từ hang sâu sẽ được bỏ vào một ống nhựa ẢNH: MẠNH CƯỜNG |
![]() Ngày nay, các món ăn được chế biến từ dế cơm không chỉ là món ăn của người ở quê mà còn có mặt tại nhiều nhà hàng, quán ăn ẢNH: MẠNH CƯỜNG |
Bình luận (0)