Chính xác, mức nhiệt độ vừa được Sách kỷ lục Guinness ghi nhận là 4.000 tỉ độ C, tức nóng gấp 250.000 lần lõi mặt trời và chỉ tồn tại trong tích tắc sau sự kiện Big Bang.
Vụ nổ siêu nóng này, diễn ra trong chưa đầy 1 phần tỉ giây, đã được tạo ra trong cỗ máy va đập nguyên tử khổng lồ tại Phòng Thí nghiệm quốc gia Brookhaven ở New York (Mỹ), theo báo The Los Angeles Times.
|
Kết quả cuộc thí nghiệm đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc nghiên cứu cội nguồn của vũ trụ: làm sao thế giới này được tạo ra trong vụ nổ khủng khiếp cách đây 13 - 14 tỉ năm trước.
Ở nhiệt độ 4.000 tỉ độ C, các dạng vật chất bình thường bị phân hủy thành một loại súp hạ nguyên tử, vốn tồn tại trong vài phần triệu giây sau Big Bang.
Tiến sĩ Steven Vigdor, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay nhiệt độ trên được tạo ra sau khi cho các ion vàng đập vào nhau với vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng bên trong cỗ máy Relativistic Heavy Ion Collider (RHIC) của phòng thí nghiệm tại New York.
RHIC là thiết bị giống hình bánh vòng, với chu vi gần 4 km nằm bên trong cơ sở ngầm dưới mặt đất 4 m ở Upton, New York.
Các nhà khoa học đo đạc nhiệt độ của vật chất siêu nóng bằng cách nhìn vào màu sắc ánh sáng tỏa ra từ vật chất đó.
Lõi của một vụ nổ sao băng bình thường vào khoảng 2 tỉ độ C, trong khi lõi của mặt trời vào khoảng 50 triệu độ C.
Hạo Nhiên
>> Siêu bão mặt trời
>> Anh - Mỹ hợp lực chống bão Mặt trời
>> Vươn khỏi hệ mặt trời
>> Chiêm ngưỡng sao Kim đi qua Mặt trời
>> Cơ hội cuối ngắm sao Kim đi ngang mặt trời
>> Những đóa hoa hướng về mặt trời
Bình luận (0)