Trang Medical Daily dẫn nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí BMJ ngày 4.7.
Tác giả cao cấp Qi Sun, phó giáo sư tại Khoa Dinh dưỡng của Trường Harvard T.H. Chan, cho biết: Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ hơn 24.000 trẻ em (từ 9 đến 18 tuổi) với 17.000 bà mẹ cho thấy khoảng 5% trẻ em bị béo phì trong thời gian theo dõi trung bình 5 năm.
tin liên quan
Bỏ ngay 7 thói quen xấu này nếu không muốn bụng toSau khi phân tích lối sống của các bà mẹ, các nhà nghiên cứu phát hiện việc béo phì khi mang thai, hút thuốc lá, và không hoạt động thể chất của các thai phụ có liên quan chặt chẽ với béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Theo kết quả này, 5 thói quen chính đã được xác định và khuyến cáo cho các bà mẹ là:
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh không chỉ quan trọng để tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng mà còn tránh thêm đường và chất béo bão hòa càng nhiều càng tốt.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng khuyến cáo phần thức ăn đúng kích cỡ và uống đủ nước để khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh trong gia đình.
Tập thể dục thường xuyên
Hướng dẫn khuyến cáo người lớn khỏe mạnh nên có ít nhất 150 phút hoạt động hiếu khí vừa phải hoặc 75 phút hoạt động hiếu khí mạnh mẽ mỗi tuần.
Khi trẻ bắt chước thói quen người lớn, thực hiện hoạt động thể chất hằng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến chúng để giảm bớt hành vi thụ động.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Trong số các bà mẹ duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh - từ 18,5 đến 24,9 - con cái của họ có nguy cơ béo phì thấp hơn 56% so với trẻ có mẹ ở chỉ số BMI không khỏe mạnh.
Uống rượu trong chừng mực
Khi đánh giá tiêu thụ rượu, nguy cơ béo phì được tìm thấy là thấp hơn ở trẻ em có mẹ uống lượng rượu thấp hoặc trung bình so với trẻ có mẹ không uống rượu.
Tránh hút thuốc
Trong số các bà mẹ không hút thuốc, trẻ em có nguy cơ bị béo phì thấp hơn 31% so với những bà mẹ hút thuốc.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc hút thuốc của cha mẹ, đặc biệt là lúc người mẹ mang thai, có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Bình luận (0)