Làm sao để bảo quản cơm thừa đúng cách, tránh gây ngộ độc?

Ngọc Quý
Ngọc Quý
29/04/2023 00:08 GMT+7

Cơm sau khi nấu nếu để ở nhiệt độ phòng quá lâu sẽ làm môi trường lý tưởng để vi khuẩn bacillus cereus phát triển. Loại vi khuẩn này tiết ra độc tố và gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, bảo quản cơm thừa đúng cách, tránh ngộ độc là điều quan trọng.

Gạo là loại lương thực chính ở nhiều quốc gia trên thế giới. Gạo sau khi nấu chín sẽ thành cơm, là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào. Không những vậy, cơm còn chứa chất xơ, mangan, magiê, vitamin B và một số dưỡng chất khác, theo trang The Independent (Anh).

Làm sao để bảo quản cơm dư đúng cách, tránh gây ngộ độc ? - Ảnh 1.

Cơm để trong nhiệt độ phòng quá lâu có thể khiến vi khuẩn bacillus cereus phát triển và gây ngộ độc thực phẩm

SHUTTERSTOCK

Tuy nhiên, nếu cơm không bảo quản đúng cách thì có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân gây ngộ độc là do vi khuẩn bacillus cereus.

Nhiễm vi khuẩn bacillus cereus thường chỉ ở mức độ nhẹ và có thể sớm trị khỏi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể nguy hiểm nếu người bệnh có hệ miễn dịch yếu.

Nhiều người tin rằng cơm khi đã nấu chín thì đã không còn vi khuẩn và khó bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, cơm khi để quá lâu trong nhiệt độ phòng, vi khuẩn có thể sinh sôi và tiết ra độc tố.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn bacillus cereus là đau bụng, co thắt dạ dày, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy.

Để bảo quản cơm đúng cách và ngăn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo nếu cơm không ăn hết thì cần để vào ngăn mát tủ lạnh. Cơm thừa cũng có thể để trong ngăn đông nhưng cần cho vào túi hoặc hộp đựng thức ăn. Nếu để cơm tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh thì nó sẽ khô và rất cứng.

Để đảm bảo an toàn, cơm nguội không nên để ở nhiệt độ phòng quá lâu. Với những ngày trời nóng, nhiệt độ trên 32 độ C thì không được quá 1 giờ, theo The Independent.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.