Lần đầu tiên phát hiện nước ở bề mặt được chiếu sáng của mặt trăng

Khánh An
Khánh An
27/10/2020 15:00 GMT+7

Nghiên cứu mới cho thấy có khoảng có khoảng 350 ml nước trong 1m 3 đất mặt trăng và lần đầu tiên phát hiện nước ở bề mặt hướng về phía mặt trời.

Hãng AFP ngày 27.10 đưa tin giới khoa học phát hiện nhiều nước trên mặt trăng hơn so với các nghiên cứu trước đây, với các phân tử nước ẩn chứa trong các hạt khoáng chất trên bề mặt và có thể còn nhiều nước hơn tại các mảng băng ở phía luôn bị che khuất.
Nhân loại vốn cho rằng mặt trăng khô cằn, cho đến cách đây khoảng 1 thập niên khi nhiều nghiên cứu cho rằng mặt trăng có dấu hiệu của nước tại các địa cực.

Phát hiện nước trên mặt trăng, NASA có suy tính gì?

Hai nghiên cứu mới công bố trên chuyên san Nature Astronomy cho rằng nước thậm chí còn xuất hiện ở nhiều nơi hơn, và lần đầu tiên xác nhận nước xuất hiện tại phía luôn hướng về mặt trời.
Nếu có thể chiết xuất, nước có thể cung cấp cho các phi hành gia lên mặt trăng và xa hơn, thậm chí có thể tách các phân tử để làm nhiên liệu tên lửa.
Tác giả Casey Honniball tại Viện Địa vật lý và Khoa học hành tinh Hawaii (Mỹ) cho hay nghiên cứu rõ ràng thể hiện dấu hiệu của phân tử nước tại phía mặt trăng hướng về mặt trời.
“Nếu chúng ta tìm thấy đủ nước, chúng ta có thể sử dụng cho các chuyến thám hiểm của nhân loại”, theo bà Honniball.
Nghiên cứu trước đó phát hiện dấu hiệu nước ở phía mặt trăng được chiếu sáng, nhưng không phân biệt được đó là nước (H2O) hay hydroxyl (HO). Sử dụng dữ liệu của viễn vọng kính SOFIA, các chuyên gia dùng bước sóng chính xác hơn trước.
Nhờ đó, họ phát hiện nước với tỷ lệ khoảng 100-400 phần triệu tại khe nứt Clavius, một trong những khe nứt lớn có thể nhìn thấy từ trái đất.
Theo bà Honniball, có khoảng 350 ml nước trong 1m3 đất mặt trăng, dù không có những vũng nước nhưng các phân tử tồn tại ở dạng phân tử phát tán mà không hình thành nên băng hay nước ở thể lỏng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.