>> Khai quật di tích tháp Chăm Phong Lệ
>> Phát lộ trung tâm tôn giáo Chăm niên đại 800 năm
Trước đó, kết quả đợt khai quật 9 hố (506 m2) lần đầu từ tháng 4 đến tháng 8.2011 đã tìm thấy tháp cổng và một phần tháp chính của quần thể kiến trúc Chăm được xây dựng từ cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11, tương ứng với di tích Chăm ở Khương Mỹ (Quảng Nam).
Giai đoạn 2 khai quật kéo dài hơn một tháng qua tiếp tục tìm kiếm trên diện tích 500 m2 và kết quả bất ngờ là đã phát hiện được toàn bộ nền móng của tháp chính.
"Cách sắp đặt này phù hợp với thói quen đặt bệ thờ trong tín ngưỡng người Chăm, tuy nhiên sự xuất hiện của các viên đá thạch anh hồng nhạt xung quanh vẫn là một bí ẩn", ông Nguyễn Chiều, chủ trì đoàn khai quật, cho biết.
|
Do đó, hiện đoàn khảo cổ đã tạm dừng khai quật, mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng như người dân đến tham quan và cùng giải đáp những câu hỏi xung quanh quần thể kiến trúc đền tháp Chăm độc đáo này.
Ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Chăm, cho biết đoàn khảo cổ cũng quyết định sẽ lập dự án đề nghị quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị di tích Chăm Phong Lệ với hy vọng di tích sẽ được cấp phép cấp thành phố, quốc gia, trở thành một khu bảo tồn, trưng bày, phát triển du lịch.
Nguyễn Tú
>> Bất ngờ từ đáy tháp Chăm Phong Lệ
>> Phát hiện đền tháp lớn ở di tích Chăm Phong Lệ
>> Phát hiện trung tâm tôn giáo người Chăm thế kỉ 12
>> Xác định được quy mô đền tháp
>> Rà phế liệu trúng hủ vàng
>> Tiếp tục truy tìm vàng hời
Bình luận (0)