Lầu Năm Góc ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine tấn công bằng UAV vào lãnh thổ Nga

10/12/2022 17:05 GMT+7

Sau khi Tổng thống Vladimir Putin cho quân đội dội nhiều loạt tên lửa vào cơ sở hạ tầng năng lượng khắp Ukraine, Lầu Năm Góc ngấm ngầm đồng ý để Kyiv tập kích sâu vào lãnh thổ Nga bằng máy bay không người lái (UAV).

Hình ảnh được cho là hiện trường bị tấn công gần một chiếc Tu-22M tại căn cứ Dyagilevo hôm 6.12

IMAGESAT

Kể từ khi có các đợt tấn công của lực lượng vũ trang Nga vào những mục tiêu cơ sở hạ tầng trên đất Ukraine vào tháng 10, Lầu Năm Góc đã điều chỉnh cách đánh giá mối đe dọa liên quan đến chiến sự tại đây, theo báo The Times của Anh hôm 10.12.

Một trong những điều chỉnh quan trọng liên quan đến cách đánh giá về khía cạnh liệu các chuyến hàng vũ khí cho Kyiv có thể dẫn đến đối đầu quân sự giữa Nga và NATO hay không.

Lầu Năm Góc "bật đèn xanh" cho Ukraine tấn công bằng UAV sâu trong lãnh thổ Nga

Điều này cho thấy thay đổi đáng kể sau hơn 9 tháng bùng nổ chiến sự giữa Ukraine và Nga. Theo đó, Washington giờ đây tiến gần hơn đến khả năng cung cấp vũ khí tầm xa hơn cho Kyiv.

"Chúng tôi vẫn sử dụng những cách tính toán về nguy cơ có thể dẫn đến leo thang chiến sự như trước đây, nhưng nỗi sợ hiện khác trước”, The Times dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ nói. Mọi chuyện đã thay đổi sau khi nhiều khu vực lâm vào tình trạng cúp điện, thiếu nước, thiếu khí đốt trong bối cảnh mùa đông.

Washington giờ đây ít lo ngại hơn về khả năng những đợt tấn công tầm xa nhằm vào các mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga có thể dẫn đến leo thang đáng kể về nguy cơ gia tăng đối đầu quân sự.

Tổng thống Vladimir Putin

Reuters

Trước đó, Lầu Năm Góc cảnh giác với khả năng Ukraine tấn công Nga vì lo ngại Điện Kremlin có thể giáng đòn trả đũa bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc chuyển sang tấn công các quốc gia láng giềng là thành viên NATO.

Dù có sự chuyển biến, Washington cũng không muốn công khai quyết định ủng hộ Ukraine tấn công Nga bằng UAV. Quan điểm của Nhà Trắng hiện nay được thể hiện thông qua phát biểu trong tuần này của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken: “Chúng tôi không khuyến khích và cũng không tạo điều kiện cho người Ukraine tấn công lãnh thổ Nga”.

UAV tự sát Lancet của Nga - mối đe dọa mới trên chiến trường Ukraine

Tuy nhiên, một nguồn tin quốc phòng Mỹ lại nói: “Chúng tôi không thể bảo Kyiv rằng “Đừng tấn công người Nga [trên đất Nga hoặc Crimea]. Chúng tôi không thể nói họ cần phải làm gì. Họ có thể sử dụng vũ khí theo ý muốn. Tuy nhiên, khi họ dùng những dòng vũ khí do chúng tôi viện trợ, điều duy nhất chúng tôi yêu cầu là quân đội Ukraine phải tuân thủ luật chiến tranh quốc tế và theo các công ước Geneva”.

Bên cạnh đó, người Mỹ cũng yêu cầu quân Ukraine không tấn công các gia đình Nga và không triển khai các vụ ám sát.

Trong phạm vi các yêu cầu trên, Kyiv giờ đây áp dụng cách tấn công quyết liệt hơn, dai dẳng hơn nhằm vào các mục tiêu trên đất Nga. Ukraine cũng tỏ ra thận trọng không sử dụng UAV do mình sản xuất, hoặc vũ khí do Mỹ cung cấp. Các UAV vừa được sử dụng vừa qua dựa vào những hệ thống Tupolev TU-141 Strizh phát triển từ thời Liên Xô, và được tái lập trình để tăng tầm bắn cũng như mang theo đầu đạn đáng kể và di chuyển tầm thấp.

Chính quyền Mỹ 'nhức đầu' vì Ukraine thúc giục cung cấp đạn, bom chùm

Các TU-141 trên đã được Ukraine triển khai trong 3 đợt tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự trên đất Nga cách biên giới hai nước khoảng 480 km. Số UAV này có thể di chuyển với tốc độ gần 1.000 km/giờ ở tầm thấp, như tên lửa hành trình.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.