Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 9.12 tuyên bố các lực lượng Nga đã phá hủy một radar phản pháo AN/TPQ-50 do Mỹ sản xuất thuộc quân đội Ukraine tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, theo Hãng tin TASS. Ông Konashenkov còn nói rằng các lực lượng Nga đã phá hủy một bệ phóng tên lửa chiến thuật Tochka-U của quân đội Ukraine trong tỉnh Kharkiv, thuộc đông bắc Ukraine.
Một quân nhân Nga nạp đạn cho súng máy tại vị trí chiến đấu bên tả ngạn sông Dnipro ở tỉnh Zaporizhzhia thuộc miền nam Ukraine ngày 26.11.2022 |
Reuters |
Cũng theo ông Konashenkov, các lực lượng Nga đã phá hủy 6 hệ thống rốc két phóng loạt do Mỹ và Đức sản xuất thuộc quân đội Ukraine ở tỉnh Zaporizhzhia thuộc miền nam Ukraine và 3 hệ thống rốc két phóng loạt Grad của quân đội Ukraine trong Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng. Đến tối 9.12 chưa có thông tin về phản ứng của Kyiv.
Xem nhanh: Ngày 288 chiến dịch, Kremlin nói tấn công hạ tầng vì bị gây sự, kết thúc chiến sự tùy thuộc ông Zelensky |
Xem thêm: Con đường nào có thể dẫn tới chiến thắng của Ukraine trước lực lượng Nga?
Nga nã pháo toàn chiến tuyến miền đông Ukraine?
Một quan chức Ukraine khẳng định lực lượng Nga nã pháo vào toàn bộ chiến tuyến ở tỉnh Donetsk, trong lúc có nhận định Nga dường như đang tập trung bảo vệ những vùng lãnh thổ mà họ đã giành được quyền kiểm soát ở Ukraine.
Quân nhân Ukraine chuẩn bị khai hỏa hệ thống rốc két phóng loạt BM-21 Grad gần chiến tuyến trong khu Bakhmut ngày 7.12 |
ReUters |
Reuters hôm nay 9.12 dẫn lời Tỉnh trưởng Pavlo Kyurylenko của tỉnh Donetsk cho hay giao tranh ác liệt nhất đã diễn ra gần các thị trấn Bakhmut và Avdiivka. Ông Kyurylenko còn nói rằng 5 dân thường đã thiệt mạng và 2 người bị thương ở các khu vực do Ukraine kiểm soát trong tỉnh Donetsk vào ngày 8.12.
Nga pháo kích toàn chiến tuyến miền đông Ukraine, có dấu hiệu thay đổi mục tiêu? |
Xem thêm: Nga nã pháo toàn chiến tuyến miền đông Ukraine, thay đổi mục tiêu?
Tình hình ở Bakhmut 'kinh khủng'?
Một sĩ quan Mỹ về hưu gọi Bakhmut, thị trấn chiến lược hiện là điểm nóng giao tranh ở miền đông Ukraine, là một thành phố "khinh khủng và khốn khổ".
Trận chiến giành thành phố Bakhmut trong tỉnh Donetsk thuộc vùng Donbass ở miền đông Ukraine hiện được cho là một trong những trận chiến ác liệt nhất trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Ông Andrew Milburn, một đại tá thủy quân lục chiến Mỹ về hưu và là nhà sáng lập Mozart Group, một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ đang giúp huấn luyện binh sĩ Ukraine và sơ tán dân thường khỏi các tiền tuyến, mới đây đã mô tả Bakhmut như một số khu vực ở Đức bị quân đồng minh ném bom phá hủy trong Thế chiến 2. “Đó chỉ là một nơi kinh khủng và khốn khổ”, ông Milburn mô tả về Bakhmut, theo tạp chí Newsweek ngày 7.12.
Lính Ukraine tại điểm nóng Bakhmut kể gì? |
Xem thêm: Cựu sĩ quan Mỹ mô tả nơi 'kinh khủng' trong xung đột ở miền đông Ukraine
Mỹ chuẩn bị gửi thêm vũ khí cho Ukraine?
Gói viện trợ quân sự trị giá 275 triệu USD của Mỹ sẽ giúp Ukraine nâng cao năng lực bắn hạ máy bay không người lái (UAV) cũng như năng lực phòng không trong xung đột với Nga.
Gói viện trợ có thể được công bố sớm nhất vào ngày 9.12, và hiện chưa thể xác định chính xác thiết bị chống UAV và phòng không mà Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine là những loại nào, theo Reuters.
Cũng nằm trong gói viện trợ này, Lầu Năm Góc dự kiến sẽ gửi thêm rốc két sử dụng trên các Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS) do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất, đạn 155mm, xe quân sự Humvee và máy phát điện, theo các nguồn tin và tài liệu mà Reuters tiếp cận được.
Chính quyền Mỹ tranh cãi về đề nghị cung cấp đạn, bom chùm của Ukraine |
Xem thêm: Mỹ sẽ chuyển cho Ukraine vũ khí chống UAV, phòng không trị giá 275 triệu USD
Mỹ ủng hộ Đức gửi xe tăng Leopard 2 cho Ukraine
Mỹ đã báo hiệu cho chính phủ Đức rằng Washington hoan nghênh việc Berlin chuyển giao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
Báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung ngày 6.12 dẫn lời các nguồn tin cho biết chính phủ Mỹ đã nói với chính phủ Đức rằng Washington hoan nghênh ý tưởng Berlin chuyển giao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
Theo các nguồn tin, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong một cuộc điện đàm với Cố vấn của Thủ tướng Đức Jens Pletner hồi tháng 10 đã nói rằng ông ủng hộ ý tưởng cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
Trong cuộc nói chuyện, ông Sullivan tuyên bố rằng Mỹ sẽ ủng hộ nếu Đức có quyết định như vậy nhưng Washington không yêu cầu Berlin phải cung cấp xe tăng cho Ukraine.
Mỹ ủng hộ Đức gửi xe tăng Leopard 2 cho Ukraine |
Ngoài ra, trang The Kyiv Independent ngày 9.12 dẫn một số nguồn tin tiết lộ chính phủ Đức tuyên bố đang chuẩn bị chuyển giao 18 pháo tự hành RCH-155, 80 xe bán tải, 90 cảm biến chống máy bay không người lái và thiết bị gây nhiễu, và 7 xe tải chở hàng cho Ukraine.
Xem thêm: Tại sao pháo tự hành Đức 'bị hỏng' sau một tháng được gửi sang Ukraine?
Bulgaria sẽ gửi khoản viện trợ quân sự đầu tiên cho Ukraine
Bulgaria sẽ gửi khoản viện trợ quân sự đầu tiên cho Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào ngày 24.2, sau khi quốc hội Bulgaria hôm nay 9.12 thông qua danh sách vũ khí do chính phủ lâm thời soạn thảo.
Tổng cộng 148/240 nghị sĩ quốc hội Bulgaria đã bỏ phiếu cho gói viện trợ quân sự dành cho Ukraine nói trên, trong khi đảng Xã hội và một đảng khác thân Nga bỏ phiếu chống, theo Reuters.
Thừa nhận tấn công hạ tầng năng lượng Ukraine, ông Putin hỏi 'ai đã gây chuyện?' |
Xem thêm: Bulgaria sẽ gửi khoản viện trợ quân sự đầu tiên cho Ukraine
Ông Putin tuyên bố cần đạt thỏa thuận để kết thúc xung đột
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 9.12 nói rằng cuối cùng cần đạt được một thỏa thuận để chấm dứt giao tranh ở Ukraine, 9 tháng sau khi Moscow phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở nước láng giềng.
“Niềm tin, tất nhiên, gần như bằng không... nhưng cuối cùng, một thỏa thuận sẽ phải đạt được. Tôi đã nói nhiều lần rằng chúng tôi sẵn sàng cho những thỏa thuận này”, Tổng thống Putin nhấn mạnh trong một hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo khu vực ở thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan.
Mặt khác, tại một cuộc họp báo ở Bishkek cùng ngày, Tổng thống Putin tuyên bố Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu mỏ và sẽ từ chối bán dầu cho bất kỳ quốc gia nào áp dụng mức giá trần “ngu ngốc” của phương Tây đối với dầu của Nga, theo Reuters. Trong tuần trước, Liên minh châu Âu (EU), các nước G7 (gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức và Ý), và Úc đã đồng ý áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga sau khi các thành viên EU vượt qua sự kháng cự từ Ba Lan.
Tổng thống Zelensky được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm 2022 |
Xem thêm: Dầu thô Nga bị áp trần gây tác động thế nào?
Xem thêm diễn biến tình hình chiến sự Nga-Ukraine:
- Chiến sự ngày 288: Tổng thống Putin tuyên bố tiếp tục nhắm vào hạ tầng Ukraine
- Chiến sự ngày 287: Ông Putin nói nguy cơ hạt nhân gia tăng nhưng Nga 'không điên'
- Chiến sự ngày 286: Nga nói Ukraine đã tổn thất bao nhiêu quân trong tháng 11?
- Chiến sự ngày 285: Nga lại dội tên lửa, TT Putin đến Crimea thăm cầu
- Chiến sự ngày 284: Ukraine tố Nga dùng vũ khí bị cấm, Mỹ dự đoán tình hình
Bình luận (0)