• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Gen Z du lịch

Lên núi mùa xuân

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
22/01/2023 16:00 GMT+7

Mùa xuân - nếu chưa lên núi tận mắt ngắm nhìn muôn vàn hoa mai, hoa mận, hoa mơ, hoa đào rừng nở, chưa thưởng ngoạn sự rực rỡ trên các nếp áo đầy sắc màu của bà con dân tộc lấp ló trong các nếp nhà, thấp thoáng trên những triền núi, khắp các dẻo đường quanh co thì vẫn chưa được xem là tận hưởng trọn vẹn mùa xuân, nhất là với tín đồ xê dịch…

Mùa xuân của Tây Bắc rất đặc biệt, có thể nói là không nơi nào có được, vì rất nhiều lẽ đến từ cả thiên nhiên lẫn văn hóa và con người. Đó là lý do hễ cứ Tết đến xuân về là rất nhiều tín đồ du lịch từ Nam, Trung chí Bắc và cả trong lẫn ngoài nước lên lịch "lên núi" để rong ruổi.

Vùng núi Tây Bắc từ lâu đã luôn làm say lòng các du khách trong và ngoài nước.

Tây Bắc là một không gian khoáng đạt.

Và những nụ cười khó có thể hồn nhiên hơn cùng những sắc màu khó có thể rực rỡ hơn.

Những em bé Mường Lò, Nghĩa Lộ, Yên Bái.

Trên hàng vạn dặm đường quanh co khúc khuỷu của các cung đường Mộc Châu - Sơn La, Mai Châu - Hòa Bình, Y Tý - Lào Cai, Mù Cang Chải - Tú Lệ - Nghĩa Lộ - Yên Bái, Đồng Văn - Hà Giang… nơi đâu du khách cũng có thể tìm thấy những điều mê hoặc và quyến rũ.

Hoa mơ, hoa mận, hoa cải nở khắp núi rừng.

Nếu như các cung đường dẫn tới các điểm đến Mộc Châu, Mai Châu thường dễ đi hơn, dịch vụ tốt hơn, đa dạng hơn, có thể đi ngắn ngày (đi hôm trước, hôm sau về) hoặc dài ngày (nghỉ ngơi tại các khu lưu trú sang trọng) thì các điểm đến như Hà Giang lại có lợi thế về vẻ đẹp hoang sơ, đậm chất văn hóa bản địa và khung cảnh tự nhiên hùng vĩ hơn dù đường đi có phần khó khăn, thách thức các tay lái hơn.

Những dẻo đường quanh co, khúc khuỷu ở Hà Giang thách thức các tay lái nhưng lại kích thích đam mê các tín đồ du lịch.

Dòng sông Nho Quế hiểm trở một cách mê hoặc - Hà Giang.

Thời điểm lên núi có thể là những ngày cuối cùng của tháng Chạp - khi mà tiết xuân đã tràn ngập khắp nơi mà công việc đã được gói ghém xong xuôi, gia đình đã được sắp xếp gọn gàng…

Anh Thế Linh hào hứng lái xe đi... "chợ" hoa Mộc Châu rước đào về trưng Tết.

Đi chơi chợ vùng cao, các du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời.

Nếu lên núi vào thời điểm này, các tín đồ xê dịch sẽ bắt được nhịp Tết của bà con vùng cao - trong những phiên chợ tưng bừng, rộn rã nhất của năm. (Cả về màu sắc trang phục của các dân tộc lẫn cung cách trao đổi mua bán, sự đa dạng về hàng hóa, dịch vụ và thậm chí là cả sự vui vẻ, phấn khởi trên từng gương mặt nụ cười người đi chợ).

Bà con đi chợ sắm Tết (chợ Mường Lò, Nghĩa Lộ, Yên Bái).

Những phiên chợ giáp Tết như thế luôn có những phong vị khác thường. Đó là phong vị của niềm vui, sự ấm áp bởi đang cận kề những ngày sum họp. Tất thảy thể hiện trên những sạp thực phẩm trưng bày ăm ắp, trên các sào, các dây chăng mướt mải những khăn, áo, váy, … trong các rổ, rá đựng đầy đồ khô, rau dưa, hoa quả và cả các quầy đồ trang trí hay các quầy đổi tiền…

Những chuyến đi giáp Tết bao giờ cũng là những chuyến đi tràn đầy không khí thật “sống”, thật đậm chất vùng cao. Nếu muốn được tận mắt xem văn hóa, nếp sống của bà con dân tộc thì các tín đồ du lịch không thể bỏ qua dịp này.

Cũng trong những chuyến đi giáp Tết các du khách lại có dịp “tha lôi” về nhà mình cơ man nào các món đồ độc, lạ từ đồ thời trang (khăn, áo, mũ…) đến trang trí nội thất (rèm, vải, khăn trải bàn, đồ mây, cói…) hay các loại đồ ăn (gạo nếp, thịt xông khói…).

Nụ cười tươi rói của các em bé diện áo mới.

Những chuyến đi tháng Giêng - ở một thời điểm lên núi khác, cũng trong mùa xuân, lại có những phong vị riêng hẳn. Đó là phong vị của những điều mới mẻ đến từ các lễ hội, đến từ sự trở lại của nhịp làm việc (xuống đồng, gieo mạ…).

Anh Ngọc Doanh, hướng dẫn viên du lịch tiếng Pháp chia sẻ: "Nếu chuyến đi tháng Chạp có thể tiến hành bất cứ lúc nào thì chuyến đi tháng Giêng lại thường chỉ nên được bắt đầu sau rằm. Đây là thời điểm các lễ hội được mở ra nhiều nhất. Vô vàn sắc thái của đời sống văn hóa, vô vàn đường nét, gam màu nghệ thuật của bà con các dân tộc được phô diễn, các du khách thỏa thích khám phá".

Chắc hẳn du khách nào cũng xao xuyến, thích thú khi được lượm những cành hoa đào tươi rói và chụp ảnh làm duyên, những khoảnh khắc xuân sẽ vô cùng ý nghĩa.

Bà con Ngườm Ngao vùng cao.

Lên núi mùa xuân dịp tháng Giêng các du khách sẽ được tiếp cận với nhiều hoạt động trong nhịp sống thường nhật của bà con dân tộc vùng cao.

Anh Ngọc Doanh với các em bé vùng cao trong dịp dẫn tour.

Những điệu múa uyển chuyển, những tiếng hát say lòng và cả những nghi thức kết nối tương giao với đất trời, thần linh được tái hiện để khi được tận mắt chứng kiến, tận tai thưởng ngoạn, các du khách không chỉ thấy nghiêng ngả bởi sự độc đáo, khác biệt mà còn thấy được mê đắm bởi không khí, cảnh vật mùa xuân mỗi năm chỉ có một lần ở nơi đây…

Ảnh: Nicolas Phạm, Thế Linh, Thiên Lý (Nghĩa Lộ, Yên Bái), Hoàng Hải Yến, Ngọc Doanh

Top
Top