Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: Góa phụ 35 năm nuôi con khờ

Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: Góa phụ 35 năm nuôi con khờ

Lê Nam
Lê Nam
14/03/2023 06:45 GMT+7

Bà Trần Thị Ninh, 60 tuổi (vợ liệt sĩ Phan Huy Sơn hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ Trường Sa cách đây 35 năm) một mình nuôi hai con thơ khôn lớn. Những khó khăn còn nhân lên gấp bội phần khi cậu con trai đầu của bà không may mắc bệnh thần kinh, cả đời sống khờ khạo như đứa trẻ lên 3.

"Trước khi đi đảo, anh đã gửi thêm cho em 10 ngàn đồng theo đường bưu điện. Hôm nay anh gửi quần áo cho con trai nữa. Bưu điện sẽ báo 2 đợt, 2 đợt bưu kiện và 1 đợt tiền. Em đón nhận nghe em" - Đó là những dòng nhắn nhủ mà y sĩ Phan Huy Sơn viết vội vào phong thư, ném xuống cầu cảng, nhờ đồng đội gửi bưu điện cho vợ con ở quê vào đầu tháng 3.1988, khi ông theo tàu HQ-604 ra Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) làm nhiệm vụ.

Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: Góa phụ 35 năm nuôi con khờ - Ảnh 1.

Y sĩ Phan Huy Sơn hy sinh cách đây 35 năm trong trận chiến bảo vệ Trường Sa

Lê Nam

Sáng 14.3.1988, y sĩ Phan Huy Sơn hy sinh trên vùng biển đảo Gạc Ma. Cậu con trai Phan Huy Hà (khi đó 4 tuổi) có biểu hiện của bệnh thần kinh. Còn vợ liệt sĩ Phan Huy Sơn là bà Trần thị Ninh đang mang bầu đứa con thứ hai.

Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: Góa phụ 35 năm nuôi con khờ - Ảnh 2.

Dòng nhắn nhủ mà y sĩ Phan Huy Sơn viết vội vào phong thư gửi vợ con

Lê Nam

Tháng 9.1988, bé gái Phan Thị Trang chào đời mà chưa một lần được gặp cha.

Từ đó, bà Trần Thị Ninh vừa quay quắt làm mọi việc để vừa chăm sóc, theo dõi cậu con trai bệnh tật, cứ hơi tí là gào thét, đòi chạy đi chơi, vừa động viên con gái Phan Thị Trang chuyên tâm học tập sau này có việc làm, nuôi anh…

Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: Góa phụ 35 năm nuôi con khờ - Ảnh 3.

Bà Trần Thị Ninh một mình quay quắt làm mọi việc để nuôi con khờ

Lê Nam

Hết lớp 12, Phan Thị Trang học hệ cao đẳng điều dưỡng (Trường ĐH Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An).

Ra trường, đi xin việc nhưng không có kết quả, Phan Thị Trang đánh liều trình bày hoàn cảnh với Bộ trưởng Bộ Y tế. Giữa tháng 3.2015, Văn phòng Bộ Y tế đã truyền đạt ý kiến của Bộ trưởng tới Sở Y tế Nghệ An: “Xem xét, hỗ trợ và bố trí việc làm cho chị Phan Thị Trang tại cơ sở y tế gần nhà để thuận tiện cho việc chăm sóc người thân trong gia đình”.

Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: Góa phụ 35 năm nuôi con khờ - Ảnh 4.

Con trai bà Ninh 40 tuổi vẫn phải đút từng thìa cơm xay nhuyễn để ăn

Lê Nam

Hiện nay, chị Trang đang công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Diễn Châu, anh Hà cũng có tiền chế độ chăm sóc, nhà cửa cũng được xây chắc chắn. Vượt qua thời gian khó khăn, lại được mọi người giúp đỡ, bà Ninh hài lòng với cuộc sống hiện tại. Khi tuổi đã cao, bà chỉ mong ông trời cho thêm nhiều sức khỏe để chăm sóc đứa con trai bệnh tật được thêm ngày nào tốt ngày đó.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.