>> Quyền lợi của dân... đứng sau
>> Lỗ hổng tập đoàn, tổng công ty - Kỳ 2: Sau tấm gương vỡ của 2 “Vina”
>> Lỗ hổng tập đoàn, tổng công ty
Thưa ông, sau những sai phạm, thua lỗ tại Vinalines, một lần nữa cho thấy cơ chế phân định trách nhiệm chủ sở hữu phần vốn nhà nước không rõ ràng giữa các bộ ngành, Chính phủ, dẫn tới việc quản lý, giám sát rất yếu kém?
Rõ ràng, cơ chế hiện nay có phân vai trò, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước như các bộ, ngành trong quản lý, giám sát TĐ nhưng đúng là chưa được cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, nếu để TĐ cho riêng một bộ quản lý, giám sát thì lại quay trở về cơ chế bộ chủ quản mà quá trình hội nhập chúng ta đã phản đối, và các nước trên thế giới không làm như vậy.
Vinashin và Vinalines thua lỗ, sai phạm chắc chắn có những cá nhân phải chịu trách nhiệm, nhưng chúng ta không nên đánh đồng tất cả các TĐ, tổng công ty (TCT) khác cũng đều yếu kém, sai phạm như vậy. Hãy cứ để các TĐ, TCT hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và quy định hiện hành. Còn ai cố ý làm sai phải xử lý, chứ không thể cứ thấy sai rồi bảo thay đổi, xóa bỏ cả mô hình này.
Nhưng luật hiện nay chỉ có nghị định thí điểm mô hình, và một vài cơ chế giám sát, quản lý còn chồng chéo, thiếu rõ ràng và thực sự không đủ để giám sát các TĐ, TCT?
|
Vậy theo ông hiện nay cơ chế yếu ở chỗ nào?
Yếu nhất hiện nay ở khâu kiểm soát nội bộ. Do chức năng, nhiệm vụ của ban kiểm soát yếu hơn hội đồng thành viên/quản trị. Giữa một bên quản lý vốn, một bên định hướng chiến lược chúng ta mới chỉ đang tập trung phát triển tăng sản xuất cho doanh nghiệp (DN), nhưng lại buông lỏng quản lý vốn. Theo quy định hiện hành, trưởng ban kiểm soát là một trong 5 thành viên HĐQT. Khi bỏ phiếu, một trưởng ban kiểm soát làm sao thắng được đa số 4 thành viên còn lại. Quy chế hoạt động như vậy không đúng.
Chúng ta thí điểm mô hình TĐ, TCT từ 2006 đến nay cũng đã 7 năm, trong quãng thời gian này có Vinashin đổ vỡ và tiếp đến là những sai phạm, thua lỗ tại Vinalines và một số TĐ khác. Có phải chúng ta rút kinh nghiệm quá chậm?
Chúng ta phải nhìn vấn đề một cách thấu đáo xem Vinashin đổ vỡ là do cá nhân ông Phạm Thanh Bình hay do hệ thống, nếu cơ chế giám sát lỏng lẻo thì phải nghiên cứu để thay. Tại sao cũng một cơ chế, chính sách, mô hình nhưng TĐ Vinashin và TCT Vinalines cùng liên quan đến biển lại bị như thế. Còn Viettel, Vinamilk làm tốt. Hay ngay tại chính nhà máy đóng tàu 171, 189, Ba Son cũng thuộc Vinashin lại không bị sai phạm, thua lỗ. Điều đó cho thấy, không phải cái gì của Vinashin và Vinalines cũng xấu, vì rõ ràng nhờ các TĐ này chúng ta đóng được tàu khu trục, tàu container cỡ lớn… Nếu không xây dựng được đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề trong ngành đóng tàu thì làm sao có thể đóng được.
Vậy sai phạm, thua lỗ có nguyên nhân từ khâu lựa chọn nhân sự, lãnh đạo cấp cao tại các TĐ, TCT này?
Việc bổ nhiệm lãnh đạo TĐ bao giờ cũng là khâu khó nhất, công tác lựa chọn người quản trị DN, và tạo được sức hút cho DN phát triển, là 1 trong 5 công tác trọng tâm của DN. Thứ nhất, chiến lược phát triển, thị trường, quản trị nhân lực khoa học công nghệ, quản lý nội bộ. Khi lãnh đạo không tốt, có sai phạm cũng do khâu thẩm định, lựa chọn chưa tốt. Nhưng quan trọng hơn, khi cơ chế đấu tranh kiểm soát nội bộ của chúng ta đã có nhưng nó vẫn còn sự nể nang của các cán bộ. Chúng ta đã chỉ ra ngay được bất cập tại Vinashin khi để một người giữ 3 cương vị chủ tịch HĐQT - bí thư đảng ủy - tổng giám đốc quá lâu. Hơn ai hết, công tác giám sát nội bộ luôn là công tác quan trọng nhất, bởi có giám sát ngay tại chỗ mới ngăn ngừa kịp thời được những hành vi sai đường, lệch hướng.
Có ý kiến cho rằng, ngoài giám sát nội bộ, việc công khai minh bạch tài chính các TĐ để cả dư luận, xã hội giám sát cũng rất quan trọng?
Trong đề xuất của Ủy ban Kinh tế về đổi mới DN nhà nước (DNNN) chúng tôi đã có kiến nghị, các DNNN trong đó có TĐ, TCT phải tiến hành công khai, minh bạch tài chính như các DN đã cổ phần và niêm yết trên sàn chứng khoán. Nhưng với đặc thù là DN có vốn của toàn dân, do Chính phủ làm đại diện quản lý thì yêu cầu cao hơn một mức. Đó là phải công khai trước xã hội, để người dân kiểm soát được hoạt động. Công khai vấn đề tài chính giống như một DN giao dịch trên sàn, hằng năm phải có bản cáo bạch được kiểm toán thì mới rõ ràng được.
30 tập đoàn có nợ phải trả cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu Số liệu từ Đề án tái cơ cấu các DNNN do Bộ Tài chính vừa hoàn thiện cho thấy, tại thời điểm tháng 9.2011, dư nợ tín dụng của 12 TĐ kinh tế của nhà nước tại ngân hàng đã lên tới 218.738 tỉ đồng, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng và chiếm 52,66% dư nợ cho vay DNNN. Trong đó, dẫn đầu là TĐ dầu khí Việt Nam (PVN) với 72.300 tỉ đồng; TĐ điện lực Việt Nam (EVN) đứng thứ hai với 62.800 tỉ đồng; thứ ba là TĐ công nghiệp than - khoáng sản (TKV) với 20.500 tỉ đồng; kế đến là TĐ công nghiệp tàu thủy (Vinashin) với 19.600 tỉ đồng. Cũng theo đề án, có đến 30/85 TĐ, TCT có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 TĐ, TCT có tỷ lệ này trên 10 lần gồm TCT xây dựng công nghiệp (Tập đoàn Sông Đà), TCT xây dựng công trình giao thông 1, TCT xăng dầu quân đội... |
Anh Vũ
(thực hiện)
>> Bộ GTVT khẳng định bổ nhiệm ông Dũng là đúng
>> Bộ Nội vụ nói gì về quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng?
>> Cha chung không ai khóc
>> Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng
>> Từng bước xã hội hóa giám định tư pháp
Bình luận (0)