Lo nhiều người đổ về Thủ Đức, quận 7... uống bia

Nguyên Nga
Nguyên Nga
29/10/2021 21:49 GMT+7

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban an toàn thực phẩm TP.HCM khẳng định điều trên tại chương trình livestream “Dân hỏi – Thành phố trả lời” với chủ đề “Kiểm soát dịch và kinh doanh ăn uống tại chỗ - Những điều cần biết” tối nay 29.10.

Siết kiểm tra an toàn thực phẩm

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, từ đầu tháng 10 đến nay, khi TP mở cửa trở lại, xuất hiện nhiều điểm bán tự phát về thực phẩm, trực tiếp lẫn online. Thế nên, trong thời gian tới, TP sẽ tăng cường kiểm tra, siết vấn đề về an toàn thực phẩm. “Thực tế, trong thời gian qua, nhất là thời điểm TP giãn cách tăng cường, vấn đề về an toàn thực phẩm hầu như không được chú ý do mua được thực phẩm đã là mừng lắm rồi. Thế nên, nguy cơ về an toàn thực phẩm cũng rất lớn. Nay các điểm kinh doanh bán thực phẩm tự phát tăng nên trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra về an toàn thực phẩm”, bà Lan chia sẻ và nhấn mạnh kiểm tra có 2 loại: Sẽ kiểm tra việc thực hiện quy định mới của UBND TP.HCM về việc thực hiện các quy định trong Bộ tiêu chí an toàn hoạt động của quán thế nào. Cụ thể về giãn cách, bố trí bàn ghế… các cơ sở bảo đảm việc chống dịch được không và kiểm tra các yếu tố này giao cho lực lượng địa phương phường xã thị trấn. Thứ 2 là kiểm tra độ tuân thủ an toàn thực phẩm của cơ sở, nhà hàng.

Tuy cho bán tại chỗ song đại diện Sở Y tế TP.HCM vả Ban an toàn thực phẩm luôn nhấn mạnh người dân phải hết sức cẩn trọng trong phòng chống dịch khi đi ra ngoài ăn

lam nghi

Thậm chí, chuyên gia còn khuyên nguyên dân đến quán ăn nên mang khẩu trang cho tới khi... thức ăn được đưa ra

lam nghi

Tại buổi đối thoại, đại diện Sở Y tế TP.HCM và Ban an toàn thực phẩm TP cũng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là chính người dân đi ăn quán phải hết sức cẩn trọng và bảo vệ sức khỏe cho mình. Thực tế, thí điểm tại 2 địa phương, nhưng chính người dân và lãnh đạo quận 7, TP Thủ Đức đều bị áp lực vì lo ngại các nơi… đổ về để uống bia.

Trả lời thắc mắc của người dân về nguy cơ bùng phát dịch khi nhiều người… có thể đổ về 2 địa phương này để uống bia, bà Lan chia sẻ: không phải nhà hàng quán ăn nào tại 2 địa phương kia đều được bán rượu bia vì tùy khu vực an toàn cấp độ mấy nữa. Chẳng hạn, ngay TP.HCM thuộc cấp độ 2, nhưng quận Bình Tân đang ở cấp độ 3… Thế nên, trong quận cũng sẽ có những khu vực mà nhà hàng tại đó chưa được bán rượu bia.

Bản tin Covid-19 ngày 29.10: Cả nước 4.899 ca nhiễm mới | TP.HCM tăng tốc tiêm vắc xin cho trẻ em

Chỉ tiêm vắc xin cho trẻ sinh trước ngày 27.10.2009

Tại buổi livestream, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng trả lời nhiều thắc mắc của người dân về việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 – 18 tuổi. Ông Hưng thông tin: TP.HCM tổ chức tiêm cho trẻ từ 12 – 18 tuổi tiêm trong 5 ngày (từ 27 – 31.10) cho khoảng 780.000 trẻ. Trẻ đủ 12 tuổi mới được tiêm, thiếu 1 ngày cũng không được. Tức tính từ ngày đầu tiên TP.HCM triển khai tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi là ngày 27.10.2021, trẻ được tiêm phải sinh trước ngày 27.10.2009.

Thứ 2, tiêm cho trẻ đi học phổ thông và cả trẻ không đi học, trong các nhà bảo trợ, mái ấm nhà mở… Đối với trẻ đi học tiêm tại trường, không đi học tiêm tại các bệnh viện, trạm y tế theo thông báo của địa phương. Ngoài ra, trẻ có bệnh nền sẽ bố trí vào bệnh viện tiêm, trẻ từ các tỉnh thành khác đang điều trị trong bệnh viện tại TP.HCM cũng sẽ được các bệnh viện thống kê với sự phối hợp của Sở y tế và Sở giáo dục các địa phương cho tiêm đợt này.

Thứ 3, với trẻ dưới 12 tuổi, theo kế hoạch của Bộ Y tế, sẽ tiến hành tiêm vào năm sau.

Đại diện Sở Y tế TP.HCM cũng khuyến cáo các phụ huynh quan tâm theo dõi 24/24 trong 3 ngày sau khi trẻ được tiêm và tuyệt đối không vận động mạnh như chơi thể thao. Nếu có bất thường nào, phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.