Xe

Lo xa không thừa

14/06/2023 14:15 GMT+7

Nghị viện châu Âu (EP) đi tiên phong trên thế giới về quản lý, giám sát và chế tài việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) khi thảo luận để thông qua đạo luật đầu tiên trên thế giới về AI.

Cách tiếp cận và định hướng mục đích ở đây là kết hợp hài hòa giữa khích lệ và thúc đẩy việc vận dụng và phát triển AI trong kinh tế của quốc gia và trong đời sống của người dân lại vừa kiểm soát và loại trừ được những mặt trái và hệ lụy tiêu cực của việc ứng dụng AI. Qua đấy cũng còn bộc lộ EP nhìn nhận công dụng to lớn và đa dạng của AI đồng thời với những rủi ro và nguy hại to lớn đi cùng.

Lo xa không thừa - Ảnh 1.

AI đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia

REUTERS

Cho tới nay, AI đã hiện hữu trong hoạt động của nhiều quốc gia và cuộc sống của con người trên thế giới, nhưng vẫn mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu thời đại của nó. Với chủ định dùng luật để chế tài việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, EP lo xa và toan tính xa.

Trên thực tế, động thái của EP hoàn toàn không thừa mà thậm chí còn rất cần thiết. Rõ ràng là EP thấm thía những bài học kinh nghiệm cay đắng và đắt giá về việc đã chậm trễ trong chuyện đảm bảo an toàn dữ liệu và chế tài các mạng xã hội. Lo xa và toan tính xa của EP không thừa vì phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. Sự phát triển và ứng dụng AI không có giới hạn nên hiệu ứng tiêu cực cũng có thể vô hạn, vì thế không chế tài triệt để và kịp thời thì cái giá phải trả sau này càng thêm đắt.

Chính phủ các nước chạy đua tìm cách quản lý công cụ AI

Việc EP nhắm tới bộ luật đầu tiên trên thế giới về AI còn phản ánh một thực tế nữa là việc phát triển, ứng dụng và chế tài AI đang trở thành một trong những chủ đề nội dung nổi bật nhất của chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.