Trong một năm từ khi dịch Covid-19 lan đến Mỹ, đã có 28 triệu người nhiễm 500.000 người tử vong. Dân Mỹ với 328 triệu người, trung bình tỷ lệ nhiễm virus là 8,5%, tức trong 100 người thì có đến 8-9 người mắc bệnh.
Một năm Covid, tôi ở nhà nhiều và cẩn thận khi ra ngoài. Khi có được vắc xin tôi cảm thấy phấn khởi và hiểu rằng từ đây rủi ro nhiễm virus sẽ rất thấp, nhưng dù có tiêm vắc xin cũng phải tuân thủ đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Tôi được tiêm vắc xin của công ty Pfizer, sau khi tiêm thì ngồi 15 phút để ổn định cơ thể. Vắc xin của Pfizer là 2 mũi cách nhau 3 tuần. Tôi nghe vài người nói có phản ứng phụ như người mệt khi tiêm vắc xin, trường hợp này thì bác sĩ khuyên uống thuốc Tylenol. Trước ngày tiêm vắc xin, tôi phải trả lời các câu hỏi về tình trạng sức khoẻ cho cơ quan CDC. Sau khi tiêm, tay tôi hơi đau sau 12 giờ đồng hồ.
Trong phòng tiêm vắc xin ngày hôm nay, mọi người cảm thấy thoải mái, mọi việc diễn ra rất chuyên nghiệp và nhanh chóng. Nhìn thoáng qua mọi người, tôi nghĩ sức khỏe con người là điều gì đó thiêng liêng cao quí và mình phải biết gìn giữ.
Vắc xin ngừa Covid-19 vừa về Việt Nam công hiệu ra sao?
|
Mọi việc đang trôi chảy
Gia đình tôi tập trung tại tiểu bang Connecticut cũng gần 50 người. Trong gia đình có 2 người nhiễm virus và may mắn đã khỏi. Bên thông gia của nhà ngoại có bà cụ trên 90 tuổi không may mắn đã qua đời vì
virus Corona. Trong gia đình tôi có 4 người làm trong ngành y tế, ông ngoại và ba mẹ trên 75 tuổi đã hoàn thành 2 mũi vắc xin.
Hôm nay tôi hỏi bác sĩ về số lượng người tiêm vắc xin, bà ấy hồ hởi nói có thể đạt 1.000 người, mọi việc tại đây diễn ra trôi chảy so với thời gian ban đầu.
Hiện tại, bang Connecticut đã tiêm cho 616.000 người ít nhất 1 mũi. Hơn 280.000 người nhiễm bệnh trong tổng dân gần 3,6 triệu người. Tính ra, tỷ lệ nhiễm virus là 7,8% và tỷ lệ có vắc xin là 17%. Tiểu bang Connecticut là thuộc nhóm có tỷ lệ nhiễm virus thấp và có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin cao.
Tôi nghĩ tiểu bang Connecticut đạt kết quả tốt là vì xung quanh mọi người có kỷ luật, luôn đeo khẩu trang suốt từ tháng 5 đến nay. Ngoài ra, tiểu bang có dân số ít nên nên chính quyền quản lý y tế cộng đồng tốt. Tiểu bang có kế hoạch hoàn thành việc tiêm vắc xin ít nhất 1 mũi cho toàn bộ người dân vào cuối tháng 5.
Những ngày đầu có vắc xin, tốc độ tiêm chủng tại Mỹ diễn ra chậm vì thiếu người trong ngành y tế biết tiêm và hệ thống điều phối vắc xin hoạt động chưa tốt. Tại một số nơi, chính phủ huy động ngành y tế trong quân đội tham gia tiêm vắc xin. Sau vài tuần, một lượng lớn người trong ngành y tế được huấn luyện tiêm vắc xin để đáp ứng nhu cầu.
Tổng thống
Joe Biden đề xuất mỗi ngày điều phối 1 triệu vắc xin tại thời điểm nhậm chức, nhưng hiện tại đạt 1,5 triệu liệu. Với những biến chuyển tốt, dự kiến đến tháng 4 có thể đạt 3 triệu vắc xin cho mỗi ngày. Hiện hơn 45 triệu người (14% dân số) tại Mỹ đã được tiêm vắc xin. Chính phủ Mỹ có kế hoạch toàn bộ người dân được tiêm vắc xin vào cuối tháng 7.
Những vắc xin đang lưu hành tại Mỹ
Vắc xin của công ty Pfizer có trụ sở tại tiểu bang Connecticut, được cơ quan Kiểm tra thực phẩm & thuốc Hoa Kỳ (FDA) cấp phép lưu hành vào ngày 11.12.2020, vắc xin đạt hiệu quả 95%. Qui trình sản xuất vắc xin trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm, kết quả giai đoạn 3 công bố vào đầu tháng 11.2020 với sự tham gia gần 44.000 người.
Vắc xin Covid-19 của Pfizer giảm 94% số ca nhiễm có triệu chứng
|
Vắc xin của Pfizer bao gồm 2 liều được tiêm cách nhau 3 tuần. Vắc xin được bảo quản trong thiết bị y tế với
nhiệt độ cực lạnh -75 độ C, mới đây Pfizer đề xuất cơ quan FDA cho phép bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C. Với cách bảo quản vắc xin trong điều kiện thiết bị y tế cao cấp thì các nước nghèo và đang phát triển khó sử dụng vắc xin của Pfizer. Công ty đã thông báo kế hoạch sản xuất 50 triệu liều vắc xin trong năm 2020 và 1,3 tỉ liều vắc xin trong năm 2021.
Vắc xin của công ty Moderna có trụ sở tại tiểu bang Massachusetts, được cơ quan FDA cấp phép lưu hành vào ngày 18.12.2020, đạt hiệu quả là 94%. Kết quả kiểm nghiệm vắc xin trong giai đoạn 3 có sự tham gia gần 30.000 người. Tương tự như Pfizer, Moderna có 2 liều và được tiêm cách nhau 4 tuần. Việc bảo quản vắc xin trong nhiệt độ lạnh bình thường. Moderna có kế hoạch sản xuất 600 triệu vắc xin trong năm 2021.
Vắc xin của công ty Johnson & Johnson có trụ sở tại tiểu bang New Jersey, dự đoán được FDA cấp phép lưu hành vào đầu tháng 3.2021, đạt hiệu quả là 66%. Kết quả kiểm nghiệm vắc xin trong giai đoạn 3 có sự tham gia gần 44.000 người. Khác biệt lớn của Johnson & Johnson so với Pfizer và Moderna là dùng 1 liều và việc bảo quản cũng như vận chuyển vắc xin trong nhiệt độ lạnh bình thường. Công ty cam kết sản xuất 100 triệu vắc xin trước cuối tháng 6.
Các tiểu bang Mỹ có thứ tự tiêm vắc xin theo từng giai đoạn khác nhau đôi chút, tùy vào đặc tính của mỗi tiểu bang. Giai đoạn 1 dành cho nhân viên y tế và phục vục ngành y tế; giai đoạn 2 dành cho người trên 65 tuổi; giai đoạn 3 dành cho người làm trong lĩnh vực
giáo dục từ mẫu giáo cho đến lớp 12 và phục vụ cho ngành giáo dục, thực phẩm, nhà hàng, vận chuyển,
du lịch, dịch vụ công cộng; giai đoạn 4 dành cho người làm trong đại học, sinh viên.
Du học sinh, nghiên cứu sinh, người Việt Nam làm việc tại Mỹ sẽ được tiêm vắc xin miễn phí. Theo kế hoạch, chính phủ Mỹ muốn mở cửa trường học công lập cấp 1, cấp 2, trung học và có thể đại học vào đầu tháng 4. Mùa học tháng 9.2021 dự kiến sẽ trở lại bình thường.
|
Theo tôi được biết Sứ quán Việt Nam đã xúc tiến liên hệ sớm với các công ty sản xuất vắc xin Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson. Công ty Pfizer và Johnson & Johnson có đại diện tại khu vực và Bộ Y tế Việt Nam làm việc trực tiếp với họ. Riêng công ty Moderna chưa có đại diện tại khu vực thì Sứ quán Việt Nam liên hệ trực tiếp với công ty này và kết nối với Bộ Y tế Việt Nam.
Mọi việc điều hành tiêm vắc xin do các cơ quan hữu trách Việt Nam sắp xếp thứ tự ưu tiên tiêm vắc xin nhằm ngăn chặn Covid-19 để từ đây cuộc sống và sinh hoạt của mọi người trong xã hội trở lại bình thường.
|
Bình luận (0)