Do đó, với một người đã mắc bệnh và phục hồi, khả năng miễn dịch của họ có thể được tăng cường nhờ tiêm vắc xin.
Ngoài ra, vi rút SARS-CoV-2 thường xâm nhập qua mũi. Mặc dù vắc xin giúp cơ thể không mắc bệnh do vi rút gây ra, nhưng một người khi hắt hơi vẫn có thể mang một lượng vi rút lây sang người khác. Do đó, việc đeo khẩu trang vẫn cần thiết sau khi đã được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Bộ Y tế hướng dẫn, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cần ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.
Khi về nhà, người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm. Không được bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
Sau tiêm vắc xin, cơ thể có thể bị các dấu hiệu: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường cho biết cơ thể đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh Covid-19.
Sau tiêm chủng, người dân cần tự theo dõi sức khỏe. Nếu có một trong các biểu hiện sau, cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời tránh biến chứng: đau đầu, nhìn mờ, nhìn đôi, co giật, tê yếu, liệt; đau ngực, khó thở; đau bụng dai dẳng; phù 2 chi dưới…
Bộ Y tế lưu ý: Khi đi tiêm chủng, người dân cần hỏi số điện thoại và tên cơ sở y tế cần đến trong trường hợp khẩn cấp. Giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin Covid-19. Không tùy ý bỏ về trước khi kết thúc theo dõi 30 phút. Không điều khiển phương tiện giao thông khi thấy không khỏe sau tiêm vắc xin.
Bình luận (0)