Theo kết quả nghiên cứu khảo cổ, cách đây khoảng 3.000 năm, cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú trên đảo Lý Sơn. Họ sống quần cư dọc theo 2 dòng suối nước ngọt cổ (suối Ốc và suối Chình).
Đoàn viên thanh niên huyện đảo Lý Sơn thực hiện nghi lễ thượng cờ tại cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới, tháng 3.2022. |
văn mịch |
Cư dân Việt Lý Sơn khai khẩn làng mạc trên đảo vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII. Họ là những ngư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh.
Di tích khảo cổ Suối Chình |
m.t.t.l |
Trong buổi đầu ấy khai phá lập làng, người Việt đã gặp không ít khó khăn về thời tiết, khí hậu và nạn giặc Tàu Ô. Đến nay, một số di tích còn lưu lại đã phản ánh sự chống chọi kiên cường với giặc Tàu Ô để bảo vệ đảo của người dân Lý Sơn: miếu Nàng Roi, chùa Hang, sự tích đánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất…
Tượng đài hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải |
m.t.t.l |
Lý Sơn là quê hương của Hải đội Hoàng Sa. Nơi đây, từ thời những chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đã được thành lập và những binh phu Lý Sơn đã vượt sóng gió Biển Đông, ra xác lập chủ quyền của nước Việt ở 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Các vật dụng đi biển của binh phu Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. |
m.t.t.l |
Trên đảo Lý Sơn hiện nay, ngoài lực lượng phòng thủ đảo thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi, còn có đồn Biên phòng Lý Sơn (thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi), trạm radar 550 (thuộc trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân), trạm 2 cảnh sát biển (thuộc Vùng Cảnh sát biển 2) và các tàu của Vùng 3 Hải quân, Chi đội Kiểm ngư 3, Vùng Cảnh sát biển 2 liên tục trực bảo vệ chủ quyền, tìm kiếm cứu nạn…
Tàu CSB-6006 (hải đoàn 201, Vùng Cảnh sát biển 2) trực bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Lý Sơn. |
m.t.t.l |
Tại Lý Sơn còn có 3 đèn biển (đèn biển Lý Sơn, đèn báo cảng Lý Sơn, đèn báo bãi cạn Lý Sơn) do Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Trung Bộ, Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc (Bộ GTVT) quản lý. Trong số này, đèn biển Lý Sơn (nằm ở phía đông đảo) cao nhất Việt Nam là 45m, được người Pháp xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1898.
Đèn báo bãi cạn Lý Sơn, đặt trên bãi Mù Cu nên còn được gọi là "hải đăng Mù Cu". Phía sau là đèn biển Lý Sơn. |
m.t.t..l |
Đặc biệt, bên cạnh cột mốc cơ sở điểm A10 (do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô khởi công xây dựng đầu tháng 10.2016) nằm ở phía đông đảo Lý Sơn, trên đỉnh núi Thới Lới sừng sững cột cờ Tổ quốc cao 27,4m với các công trình phụ trợ như sân vườn, sân hành lễ, điện sáng…
Chiến sĩ đơn vị phòng thủ đảo, thuộc Ban chỉ huy quân sự H.Lý Sơn, đóng quân gần cột cờ Tổ quốc trên đảo. |
m.t.t.l |
Thời gian tới, lực lượng vũ trang trên đảo Lý Sơn sẽ thực hiện nghi lễ thượng cờ Tổ quốc trên cột cờ của đảo vào sáng thứ 2 tuần đầu tiên trong tháng. Nghi lễ này sẽ công khai để nhân dân và du khách tham dự.
Một số hình ảnh về đảo tiền tiêu Lý Sơn (Quảng Ngãi):
Đình làng An Hải (Lý Hải) được xây dựng từ năm 1820 dưới triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Đình An Hải là nơi diễn ra Lễ khao lề tế lính Hoàng Sa, tưởng niệm những binh phu đã bỏ mạng khi đi làm nhiệm vụ ở biển Hoàng Sa. Đình An Hải là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. |
m.t.t.l |
Đèn biển Lý Sơn có độ cao nhất so với các đèn biển của Việt Nam. |
m.t.t.l |
Cột mốc cơ sở điểm A10 ở phía đông đảo Lý Sơn. Từ cột mốc này, đến điểm cơ sở là 728m. |
m.t.t.l |
Du khách thăm quan cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới. |
m.t.t.l |
Trạm radar 550 (thuộc tiểu đoàn 351, Vùng 3 Hải quân) trên đỉnh núi Thới Lới. |
m.t.t.l |
Tàu CSB-8002 (thuộc hải đoàn 21, Vùng Cảnh sát biển 2) trực bảo vệ chủ quyền gần đảo Lý Sơn. |
m.t.t.l |
Đèn báo bãi cạn Lý Sơn, đặt trên bãi Mù Cu. |
m.t.t.l |
Các lực lượng vũ trang và cán bộ nhân dân đảo Lý Sơn thực hiện nghi lễ chào cờ Tổ quốc, tháng 3.2022. |
văn mịch |
Phía đông đảo Lý Sơn, nhìn từ máy bay trực thăng quân sự. |
m.t.t.l |
Bình luận (0)