Mẹo giúp ngăn đường huyết tăng vọt sau bữa ăn

Thiên Lan
Thiên Lan
27/04/2024 00:08 GMT+7

Một trong những thách thức của người bệnh tiểu đường là sau khi ăn tinh bột (carb) như cơm, mì sợi hoặc bánh mì, đường huyết sẽ tăng đột biến.

Để giải quyết điều này, có 2 mẹo đơn giản dễ làm, được khoa học ủng hộ, sẽ giúp người bệnh tiểu đường yên tâm khi tiêu thụ tinh bột.

Các món tinh bột như khoai tây, cơm, bánh mì, mì sợi, dễ làm đường huyết tăng vọt sau bữa ăn.

Tuy nhiên, có những mẹo dựa trên khoa học giúp giữ đường huyết ở mức bình thường hơn sau khi ăn carb.

1. Biến carb thành tinh bột kháng trước khi ăn

Một trong những thách thức của người bệnh tiểu đường là sau khi ăn tinh bột như cơm, mì sợi hoặc bánh mì là đường huyết sẽ tăng vọt

Một trong những thách thức của người bệnh tiểu đường là sau khi ăn tinh bột như cơm, mì sợi hoặc bánh mì là đường huyết sẽ tăng vọt

Pexels

Chuyên gia khuyên bạn nên ăn carb sau khi đã biến nó thành tinh bột kháng. Để các loại thực phẩm như mì hoặc cơm nguội qua đêm trong tủ lạnh sau khi nấu có thể làm thay đổi cấu trúc của chúng. Khi hâm lại ăn sẽ không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu, theo tờ Express.

Sau quá trình làm lạnh, tinh bột sẽ biến thành tinh bột kháng, không làm cho đường huyết tăng nhiều như theo cách ăn thông thường.

Nghiên cứu năm 2015 đã so sánh cơm mới nấu với cơm để nguội trong tủ lạnh trong 24 giờ rồi hâm nóng lại. Kết quả cho thấy cơm nguội có lượng tinh bột kháng cao gấp 2,5 lần so với cơm mới nấu, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ăn cơm để nguội sẽ dẫn đến phản ứng đường huyết thấp hơn cơm mới nấu.

Đối với mì, nghiên cứu cho thấy để nguội làm tăng lượng tinh bột kháng lên gấp 2,15 lần.

Nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung tinh bột kháng trong bữa ăn giúp giảm mức đường huyết sau ăn, theo Healthline.

2. Dùng giấm

Ăn cơm hoặc mì để nguội rồi hâm lại sẽ không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu

Ăn cơm hoặc mì để nguội rồi hâm lại sẽ không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu

Pexels

Mẹo thứ hai là dùng giấm trước hoặc trong bữa ăn: Uống 1 ly nước (240 ml) có pha 1 muỗng canh giấm trước bữa ăn.

Trên thực tế, cách này sẽ giúp đường huyết được kiểm soát tốt hơn, không tăng đột biến như ăn theo cách thông thường.

Cũng có thể thêm giấm vào món salad trộn, rồi ăn trước bữa chính, theo Express.

Nghiên cứu mới, vừa được công bố trên tạp chí khoa học BMJ Nutrition, đã phát hiện uống 1 muỗng canh giấm táo pha trong 1 ly nước 240 ml mỗi sáng giúp giảm mức đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin.

Tuy nhiên, điều quan trọng đừng bao giờ quên: Điều độ vẫn là chìa khóa để quản lý lượng đường trong máu. Vì vậy, dù ăn theo cách nào cũng nên chú ý đến khẩu phần ăn phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ, cô Marie E. Acebo, chuyên gia dinh dưỡng từ Trung tâm Dinh dưỡng & Tiểu đường tại Bệnh viện Lancaster General Health (Mỹ), lưu ý.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.