Mùa hè trẻ nhập viện mổ ngực lõm tăng gấp đôi

25/05/2017 14:15 GMT+7

Sáng 25.5, bệnh nhi N.H.G.P (13 tuổi, Vĩnh Long) đến Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) tái khám để các bác sĩ chẩn đoán và xem xét có phẫu thuật ngực lõm hay không.

Mẹ bệnh nhi cho biết lúc bé 8 tuổi thì gia đình phát hiện ngực bé lõm bất thường. Khi bé đi khám, bác sĩ nói nhẹ, chỉ cần về tập thể dục thì sẽ phục hồi. Tuy nhiên, đã gần 6 năm mà ngực bé không hồi phục nên giờ phải mổ để phục hồi ngực.
Bác sĩ Lê Hữu Phúc, phụ trách Khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Nhi đồng 1, cho biết hiện tình hình trẻ đến khám, phẫu thuật ngực lõm tăng gấp đôi. Nếu như trước đây mỗi năm có 80 ca thì hiện nay là 150 ca/năm, chủ yếu vào độ tuổi từ 7-15, nam gấp đôi nữ. Tuy nhiên, trẻ chủ yếu đến khám, mổ vào mùa hè, có ngày BV mổ đến 8 ca. Theo bác sĩ Phúc, hiện nay, một ca mổ có chi phí là 25 triệu đồng và BHYT đã chi trả chi lên đến 80%.
”Nguyên nhân trẻ nhập viện mổ nhiều, ngoài uy tín thì BV còn có đội ngũ gây mê hồi sức rất tốt. Bệnh nhi vừa mổ xong là đưa ra phòng bệnh mà không cần hồi sức”, bác sĩ Phúc nói.

Bác sĩ Đặng Khải Minh, Khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Nhi đồng 1, cho biết thêm, cứ 1.000 trẻ thì có 2-3 trẻ bị biến dạng ngực (lõm và lồi). Những trường hợp trẻ bị ngực lõm nặng thì có thể phát hiện ra liên khi mới sinh, nhưng có trẻ 4-5 tuổi, thậm chí 13-14 mới được phát hiện.
“Những trẻ mới sinh nhưng ngực lõm sâu thì phụ huynh nên đưa đến BV kiểm tra vì trẻ thường kèm hệnh lý về tim mạch, phổi và các bệnh lý bẩm dinh khác”, bác sĩ Minh khuyến cáo. Về tuổi mổ đặt dụng cụ nâng ngực lõm, theo các bác sĩ tốt nhất là từ 7 tuổi trở lên, còn những trẻ nhỏ hơn nếu không bị nặng thì được chỉ dẫn tập luyện ở nhà để tăng cường hô hấp”, bác sĩ Minh nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, cần đối xử với trẻ ngực lõm như trẻ không bị bệnh để trẻ phát triển tâm lý bình thường, không bị tự ti. Cho trẻ tập thể dục, tập bơi để tăng sự hô hấp. Sau 5 tuổi, mỗi năm trẻ cần được tái khám 1 lần. Khi trẻ lên 7-9 tuổi thì bác sĩ sẽ chụp CT scanner kiểm tra để quyết định có phẫu thuật hay không! Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt, trẻ lõm ngực đẩy trái tim qua bên phải hoặc bị bệnh lý chèn ép phổi, tim… thì phải mổ ngay dù tuổi rất nhỏ.

tin liên quan

Cứu bệnh nhi té xe đạp dẫn đến dập tủy, liệt 2 chân
Bác sĩ Đào Trung Hiếu cho biết Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vừa phẫu thuật giải phóng khối máu tụ ngoài màng cứng tủy (vùng cột sống ngực) nhằm cứu bệnh nhi N.N.P.T. thoát khỏi tình trạng bị liệt và bí tiểu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.