Những loại vắc xin mà các chuyên gia đã thử nghiệm trong nghiên cứu là: AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna, Novavax, Johnson & Johnson (Janssen), CureVac, Valneva (CureVac và Valneva là vắc xin mới đang được thử nghiệm giai đoạn cuối tại châu Âu).
Tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM |
Độc Lập |
Các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu máu từ những người tham gia trong 28 ngày sau khi tiêm mũi bổ sung nhằm đánh giá mức độ kháng thể chống lại protein gai (protein gai là bộ phận quan trọng giúp SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào cơ thể người). Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngoại trừ Valneva, các loại vắc xin khác đều giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở những người tiêm các mũi đầu bằng vắc xin của Pfizer/BioNTech. Còn ở người đã tiêm 2 mũi vắc xin AstraZeneca, cả 7 loại vắc xin này đều có tăng cường khả năng miễn dịch sau 28 ngày tiêm.
Tiêm mũi 3 là vắc xin Pfizer, có tác dụng phụ gì? |
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Saul Faust, giáo sư tại Đại học Southampton (Anh), cho biết: “Dữ liệu về tác dụng phụ cho thấy tất cả 7 loại vắc xin đều an toàn để sử dụng ở liều thứ ba, với các tác dụng phụ ở mức độ có thể chấp nhận được như đau ở chỗ tiêm, đau cơ và mệt mỏi”, theo Medical News Today.
Tiến sĩ James Shepherd, giáo sư tại Trường Y Yale ở New Haven, Connecticut (Mỹ), nhận định với Medical News Today: “Hầu hết các loại vắc xin đều sử dụng cùng một loại kháng nguyên, protein gai, như một chất kích thích miễn dịch, do đó có thể phối trộn lẫn nhau. Kết quả của nghiên cứu COV-Boost từ Anh sẽ giúp các hệ thống y tế yên tâm hơn khi đưa ra các chính sách khuyến nghị tiêm ngừa tăng cường từ các vắc xin có sẵn”.
Sau khi mắc Covid-19 thì bao lâu có thể tiêm vắc xin?
Đối với những người đã mắc Covid-19 thì có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19 ngay sau khi hồi phục và đã hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Vì vậy sau khi khỏi bệnh, bạn hãy thực hiện tiêm vắc xin ngay khi đến lượt (kể cả liều cơ bản hoặc liều bổ sung hoặc liều nhắc lại).
(Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM)
Thế nào là mũi tiêm bổ sung ?
Theo TS-BS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy sau một thời gian, miễn dịch của cơ thể với liều cơ bản bị giảm dần. Khi đó, người dân sẽ cần tiêm mũi tăng cường.
Lúc này, 2 tình huống có thể xảy ra: Tình huống thứ nhất là một số người có miễn dịch kém dù đã được tiêm liều cơ bản. Các trường hợp này có thể mắc bệnh lý bẩm sinh liên quan hệ miễn dịch, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, ung thư, HIV, hoặc bệnh nhân ghép tạng đang dùng thuốc chống thải ghép… Do đáp ứng miễn dịch yếu, những người này phải được tiêm một mũi vắc xin nữa so với liều cơ bản. Đây được gọi là mũi bổ sung. Mũi tiêm bổ sung có thể chỉ cách 1 tháng sau khi tiêm mũi cuối của liều cơ bản.
Tình huống thứ 2 là với những người có sức khỏe tốt, có hệ miễn dịch cùng kháng thể ở mức cao ngay sau khi tiêm liều cơ bản. Những người này sẽ không cần tiêm mũi bổ sung. Họ có thể tiêm nhắc lại sau ít nhất 3 tháng kể từ ngày tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Liên Châu
Bình luận (0)