Vì vậy, thay đổi chế độ ăn uống nhiều thịt sang ăn nhiều rau quả là một chiến lược đầy hứa hẹn để giảm thiểu biến đổi khí hậu, theo Science Daily.
tin liên quan
Tin vui cho những người thích ăn đậu bắpTheo nghiên cứu mới của Đại học Công nghệ Sydney (Úc) và Đại học Duke (Mỹ), người mua sắm sẽ ưu tiên các mặt hàng có lượng khí thải nhà kính thấp hơn nếu họ được cung cấp thông tin rõ ràng trên nhãn.
Tác giả chính, tiến sĩ Adrian Camilleri, muốn biết người tiêu dùng có hiểu rõ hậu quả của khí thải nhà kính từ việc lựa chọn thực phẩm của họ ở mức độ nào.
Vì vậy, nghiên cứu đã yêu cầu hơn 1.000 người ước tính lượng năng lượng tiêu tốn vào 19 loại thực phẩm và 18 thiết bị; và lượng khí thải nhà kính liên quan đến các thiết bị và thực phẩm đó.
tin liên quan
Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi bạn giảm ăn thịt đỏ?Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người tham gia đánh giá thấp đáng kể mức tiêu thụ năng lượng và khí thải nhà kính cho cả thiết bị điện và thực phẩm, đặc biệt thực phẩm bị đánh giá thấp hơn.
Mọi người vẫn nghĩ tác động đến môi trường của món súp thịt bò và rau không có nhiều khác biệt, nhưng súp thịt bò tạo ra lượng khí thải nhà kính nhiều hơn 10 lần so với súp rau, tiến sĩ Camilleri cho biết, theo Science Daily.
Đây là một điểm mù vì nếu ai đó muốn giảm lượng khí thải nhà kính, họ có thể nghĩ nên tắt lò sưởi, lái xe ít hơn hoặc đi máy bay ít hơn. Rất ít người nghĩ đến việc... ăn ít thịt bò.Các nhà nghiên cứu cũng xem xét khả năng có thể cải thiện nhận thức của mọi người về tác động môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm bằng việc dán nhãn cảnh báo.
tin liên quan
Bị hôn mê do không… ăn sángHọ đã quan sát 120 người tham gia lựa chọn giữa súp thịt bò và súp rau. Khi súp thịt bò có dán nhãn “khí thải nhà kính”, những người tham gia đã mua ít súp thịt bò và nhiều súp rau hơn so với khi không có nhãn, theo Science Daily.
Điều này cho thấy việc đưa nhãn khí thải nhà kính vào các mặt hàng thực phẩm có thể là một can thiệp đơn giản để tăng hiểu biết về sử dụng năng lượng và khí thải nhà kính từ sản xuất thực phẩm, từ đó làm giảm tác động môi trường.
Một chế độ ăn thuần chay dựa trên trái cây, rau và ngũ cốc có tác động ít nhất đến môi trường.
Thịt heo, thịt gà và cá tạo ra một tác động vừa phải.
Riêng thịt bò và thịt cừu có tác động lớn nhất.
Theo nghiên cứu, lượng khí thải nhà kính đặc biệt tăng cao từ sản xuất thịt bò và thịt cừu là do những chất được tạo ra trong sản xuất phân bón làm thức ăn chăn nuôi, khí metan phát ra từ động vật, vận chuyển, chuồng trại gia súc và diện tích trồng cây mất đi để trồng cỏ.
Các lựa chọn thực đơn trên bàn ăn có thể tác động đáng kể đến các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho môi trường nhất.
Bình luận (0)