Tên lửa phòng không Stinger |
Lục quân Mỹ |
“Thương vụ được đề xuất sẽ cải thiện khả năng phòng thủ và răn đe của Phần Lan. Khí tài quan trọng này sẽ tăng cường khả năng phòng thủ trên bộ và trên không ở sườn phía bắc của châu Âu, hỗ trợ các ưu tiên của Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ”, Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DSCA) nhấn mạnh trong một thông báo.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt gói bán tên lửa Stinger cho Phần Lan và DSCA hôm 1.12 đã cung cấp thông báo cần thiết cho Quốc hội Mỹ để xem xét thông qua.
Mỹ có thương vụ 380 triệu USD bán tên lửa Stinger cho Phần Lan |
Thông báo trên được đưa ra hơn 9 tháng sau Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, khiến Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO, và theo sau một gói bán tên lửa trị giá 323 triệu USD cho Helsinki được công bố hôm 28.11.
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng thêm khoảng 230 tỉ USD, riêng Đức lên kế hoạch hiện đại hóa quân đội với 100 tỉ USD trong năm nay. Ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ hưởng lợi lớn nhất từ điều này.
Hơn một nửa chi tiêu quân sự của nhiều nước châu Âu trong thời gian gần đây đã được dồn cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ. Trong đó, Na Uy dành 83% cho các lô hàng mua từ Mỹ. Anh, Ý, và Hà Lan lần lượt chi 77%, 72% và 95% cho vũ khí do Mỹ sản xuất trong giai đoạn từ năm 2017 tới năm 2021, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Tổng lượng vũ khí nhập khẩu của châu Âu đã tăng 19% trong giai đoạn 2017-2021 so với 5 năm trước đó. Và con số này vẫn chưa tính đến đợt mua vũ khí gần đây của châu Âu.
Ngành công nghiệp vũ khí Đông Âu 'tấp nập trở lại' nhờ cuộc xung đột ở Ukraine |
“Đây chắc chắn là mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”, Yahoo News dẫn lời ông Ian Bond, giám đốc chính sách đối ngoại tại Trung tâm Cải cách châu Âu, cho biết.
Bình luận (0)