Nam bộ mưa lớn kéo dài, vì sao mực nước sông Cửu Long vẫn thấp?

Chí Nhân
Chí Nhân
30/07/2023 11:08 GMT+7

Nam bộ đang trải qua đợt mưa lớn kéo dài nhưng vùng đầu nguồn sông Cửu Long mực nước vẫn thấp hơn trung bình nhiều năm vài chục centimet thậm chí hơn nửa met. Trên phạm vi toàn lưu vực sông Mekong đang trải qua thời kỳ “hạn hán” giữa mùa mưa lũ.

Trong nửa cuối tháng 7, Nam bộ, nhất là các tỉnh ĐBSCL nhận được lượng mưa khá cao. Đặc biệt, liên tiếp những ngày gần đây, nhiều nơi ở miền Tây nhận được lượng mưa trên vượt 100mm (trong 24 giờ). Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 30.7 lượng mưa tại Tri Tôn (An Giang) 162,6mm, Vĩnh Điều (Kiên Giang) 99,2mm… Dự báo trong những ngày tới, mưa lớn kéo dài vẫn còn xuất hiện trên khu vực Nam bộ và Tây nguyên. Cụ thể, từ ngày 30.7 đến 1.8, khu vực Tây nguyên và Nam bộ có mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa 50 - 100mm, có nơi trên 170mm. 

Nam bộ mưa lớn kéo dài, vì sao mực nước sông Cửu Long vẫn thấp? - Ảnh 1.

Lượng mưa tại chỗ không đủ bù đắp phần thiếu hụt nghiêm trọng từ thượng nguồn Mekong

CAO AN BIÊN

Dù mưa liên tục nhưng mực nước đầu nguồn sông Cửu Long vẫn ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Tính đến ngày 26.7, mực nước tại trạm Tân Châu đang thấp hơn trung bình nhiều năm 50cm và trạm Châu Đốc thấp hơn 12cm.

Ngược lên phía thượng nguồn, tại trạm Kratie (Campuchia) mực nước cao nhất ngày 27.7 thấp hơn trung bình nhiều năm đến 77cm; còn tại Biển Hồ thấp hơn tới 3,58m.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00

Bão đã tan, vì sao Nam bộ vẫn còn mưa lớn kéo dài?

Khô hạn và thủy điện thượng nguồn tích nước

Bản tin cập nhật của MDM (Dự án giám sát hoạt động của các đập thủy điện Mekong) cho biết: Ngoại trừ ĐBSCL có lượng mưa khá lớn so với các nơi khác trên toàn lưu vực do ảnh hưởng của bão ngoài Biển Đông. Hầu hết lưu vực sông Mekong đang trải qua tình trạng khô hạn nghiêm trọng và hạn hán vào mùa mưa. Hạn hán rõ rệt nhất ở phía nam của tỉnh Vân Nam, bắc Lào, đông bắc Thái Lan và lưu vực sông Tonle Sap (Biển Hồ) ở Campuchia. Lượng mưa lớn tại chỗ không đủ bù đắp sự thiếu hụt lớn từ thượng nguồn sông Mekong.

Bên cạnh đó, các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong đã tích trữ tổng cộng hơn 1 tỉ mét khối nước vào tuần trước; tích trữ nhiều nhất là đập Tiểu Loan (Trung Quốc). Chỉ trong hai tuần qua, mực nước hồ chứa tại đập Tiểu Loan đã tăng ước tính khoảng 17m. Điều này đã làm giảm mực nước sông ở hạ lưu vực; mực nước thấp hơn trung bình nhiều năm từ 2 - 3m trên toàn lưu vực.

MDM nhận xét: Nhiệt độ cực cao và lượng mưa thấp hiện đang gây hạn hán nghiêm trọng trong mùa mưa. Tình trạng khô hạn bắt đầu xuất hiện trên khắp Lào vào cuối tháng 6, sau đó mở rộng sang Campuchia và đông bắc Thái Lan trong nhiều tuần. Nếu không được bổ sung nước, đợt hạn hán này sẽ dẫn đến dòng chảy cực kỳ thấp trong mùa mưa năm 2023, tương đương với dòng chảy kiệt trong giai đoạn từ năm 2019 - 2021.

"Trong điều kiện này, những nhà vận hành đập nên hạn chế việc tích trữ nước để cung cấp cho nhịp lũ sông Mekong càng nhiều nước càng tốt", bản tin của MDM lưu ý.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00

Xem nhanh 12h: Bản tin thời sự toàn cảnh

Bình luận (3)

avatar-user
Đức Bành

Tôi ở an giang xưa nay có bao giờ ngập lụt vì mưa

Trả lời 0 1 năm trước
avatar-user
nguyenmi19091965

" những nhà vận hành đập nên hạn chế việc tích trữ nước để cung cấp cho nhịp lũ sông Mekong càng nhiều nước càng tốt" Làm gì có chuyện đó. Hảo huyền. Chắc chắn rồi.

Trả lời 0 1 năm trước
avatar-user
Mai Anh Toàn

Tù bây giờ đừng mong vào nước từ thượng nguồn sông Mekong xuất phát tù Trung Quốc . Tháng 10 , 11 bão sẽ dịch xuống phía nam vào miền trung VN . Vùng đông Trường Sơn nước thoát ra biển Đông . Vùng tây thì chảy vào sông Mekong ở Lào hay Campuchia . Khi đó mới có lũ ở tây Nam Bộ . Do đó mấy năm gần đây lũ rất thấp . Tương lai ta cũng phải làm đê ngăn mặn dọc bờ biển phía Đông Nam thôi .

Trả lời 0 1 năm trước
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.