Nạn nhân cuộc diệt chủng Do Thái: 'Tôi sống sót để lên tiếng'

24/01/2020 07:06 GMT+7

Trước kỷ niệm 75 năm ngày Hồng quân Liên Xô giải phóng trại giam tử thần, các nạn nhân sống sót sau thảm sát Holocaust khẳng định câu chuyện của họ không thể bị lãng quên.

Vera Kriegel Grossman, nạn nhân diệt chủng Do thái:
Hình xăm số hiệu vẫn còn in rõ trên tay Vera Kriegel Grossman, một trong số ít người sống sót sau khi trải qua "địa ngục" tại trại tập trung Aushwitz của phát xít Đức.

Vera Kriegel Grossman, nạn nhân diệt chủng Do Thái sống sót sau khi là nạn nhân của bác sĩ khét tiếng Josef Mengele.

Reuters

"Sự căm ghét của quá khứ vẫn cứ lan ra mãi, như đám cháy lan trên cánh đồng vậy. Bài học đã bị bỏ qua, và sự căm ghét vẫn hoành hành", bà nói.
Khi mới 6 tuổi, Grossman và người chị sinh đôi đã phải chịu đựng các thí nghiệm y khoa giả của bác sĩ Josef Mengele, người khét tiếng với biệt danh "Thiên thần của Thần chết" vì những thí nghiệm đáng sợ và kinh dị.
"Dù có rất ít cơ may, tôi đã vượt qua được và tôi ở đây. Nhìn đi, tôi đang ở đây", bà nói.
Trong câu chuyện đời kể cho nhóm hướng dẫn viên từ bảo tàng Holocaust (nạn diệt chủng Do thái), bà Grossman nói bà bị cởi hết quần áo và nhốt trong một cái lồng, bị tiêm thuốc vào cột sống vô cùng đau đớn, và bị đánh mỗi khi rơi nước mắt trước cảnh những đứa trẻ khác chết đi.
Có tới 6 triệu người Do Thái bỏ mạng trong nạn diệt chủng - tất cả họ đã không thể đưa ra lời chứng trực tiếp về sự tàn bạo của phát xít Đức.
Avraham Harshalom, 95 tuổi, là một người may mắn sống sót.

Avraham Harshalom, nạn nhân diệt chủng Do Thái với vết sẹo sau khi xóa đi hình xăm số hiệu bị phát xít Đức xăm lên tay.

Reuters

Càng gần đến kỷ niệm 75 năm giải phóng trại giam tử thần, ông lại khẳng định những câu chuyện như của ông không thể bị lãng quên.
"Trong khoảng 20 năm đầu tiên sau chiến tranh, tất cả người sống sót sau Holocaust và đặc biệt là các tù nhân trại Auschwitz đều không nói gì cả, bạn biết mà. Chúng tôi không lên tiếng vì mọi người không tin điều chúng tôi nói là sự thật. Và thứ hai là, họ bắt đầu hỏi những câu hỏi như "Nghe này, nếu mọi thứ quá tồi tệ thì ông sống sót thế nào?". Câu chuyện sống sót là một câu chuyện thực sự vô cùng phức tạp mà mỗi người trong chúng tôi đều có chuyện riêng để kể về cách mình sống sót"
Trên tay ông có vết sẹo sau khi ông xóa hình xăm số hiệu trong trại. Con số đau lòng này hiện được ông đóng khung và đặt trên kệ phòng khách
"Con số của tôi, mọi người đều hỏi cái gì vậy, họ không biết đó là cái gì, bạn biết đó, người đàn ông mang con số. Và rồi tôi quyết định là bất cứ khi nào có thể là sẽ xóa ngay con số đi"
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.