Nên làm những xét nghiệm nào khi khám sức khỏe định kỳ?

Thiên Lan
Thiên Lan
18/04/2019 10:09 GMT+7

Hầu hết các biến chứng tiểu đường phát triển mà không có dấu hiệu đặc biệt nào để nhận biết.

Đây là lý do tại sao việc xét nghiệm nghiêm ngặt là cần thiết. Dưới đây là danh sách các xét nghiệm sinh hóa cần thực hiện định kỳ, theo Archy Worldys.

1. Xét nghiệm Hemoglobin hoặc HBA1C để theo dõi bệnh tiểu đường

Đây là xét nghiệm để theo dõi bệnh tiểu đường. Thực tế, chỉ số hemoglobin có thể giúp ước tính sự cân bằng của lượng đường trong máu trong khoảng thời gian 3 tháng.
Vì vậy, lý tưởng nhất là bệnh nhân tiểu đường, nên thực hiện xét nghiệm này 3 tháng một lần, giáo sư Michel Krempf cũng là bác sĩ bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Đại học Nantes (Pháp) đề nghị.
Thông thường, bệnh tiểu đường được coi là cân bằng nếu mức HbA1c nhỏ hơn hoặc bằng 7%. Nếu chỉ số này lớn hơn, nguy cơ phát triển các biến chứng lâu dài tăng lên.

2. Xét nghiệm Bảng cân bằng thận để kiểm tra chức năng thận

Cần phải xét nghiệm ít nhất một lần một năm để đánh giá hoạt động của thận. Thông qua xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.
• Xét nghiệm máu để đo mức độ creatine
Xét nghiệm này nếu cho kết quả cao là báo hiệu chức năng thận đang bị rối loạn.
Nồng độ creatine bình thường trong máu dao động từ 80 đến 110 micromol/lít ở nam và từ 60 đến 95 micromol/lít ở phụ nữ.
Chỉ số đo được sẽ được làm cơ sở để ước tính mức lọc cầu thận, từ đó có thể phát hiện những thay đổi của thận rất sớm. Tốc độ lọc cầu thận thường lớn hơn 90 ml mỗi phút. Nếu nhỏ hơn số này, có thể thận đã bị tổn thương.
• Xét nghiệm nước tiểu để đo microalbumin niệu
Đây là một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên mẫu nước tiểu, cho thấy tổn thương thận rất sớm, giáo sư Krempf cho biết.
Microalbumin niệu bình thường là từ 30 đến 300 miligam/24 giờ hoặc từ 20 đến 200 microgam/phút.
Các giá trị albumin niệu lớn hơn các giá trị này được gọi là albumin niệu. Albumin niệu là dấu hiệu nguy cơ của bệnh thận, báo hiệu thận đã bị tổn thương.

3. Xét nghiệm bảng cân bằng lipid để kiểm tra mức độ chất béo trong cơ thể

Đánh giá về mức độ chất béo (lipid) trong cơ thể giúp đánh giá nguy cơ biến chứng tim mạch cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường.
Bao gồm việc đo triglyceride và cholesterol, được thực hiện ít nhất một lần một năm.
Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, thường có sự gia tăng triglyceride và giảm cholesterol tốt (HDL). Trong khi cholesterol xấu (LDL cholesterol) thường nằm trong giới hạn bình thường.
• Triglycerides
Thông thường, mức chất béo trung tính dưới 2 gram / lít.
• Cholesterol
Mức độ cholesterol xấu (LDL) là dấu chỉ của nguy cơ mắc bệnh tim mạch, được tính tùy theo số lượng các yếu tố rủi ro (huyết áp cao, hút thuốc lá, độ tuổi).
Ở bệnh nhân tiểu đường, nguy cơ này cao hoặc rất cao. Do đó, giá trị của cholesterol xấu (LDL) phải dưới 1 gram/l, hoặc thậm chí dưới 0,7 gram/lít.
Mức cholesterol tốt (HDL) càng cao thì càng tốt. Tỷ lệ dưới 0,4 gram/lít được coi là yếu tố nguy cơ tim mạch, trong khi mức trên 0,6 được coi là yếu tố bảo vệ đối với tim mạch.
Ngoài ra, cũng nên đo điện tâm đồ mỗi năm một lần.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.