Tự động phát
Theo Bộ Ngoại giao Nga, EU đã đặt ra cách chính sách “vượt qua mọi giới hạn” để trừng phạt Nga, “buộc Nga từ bỏ các lợi ích quan trọng”. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nga cho biết các lệnh cấm vận EU áp lên Nga “tự gây ra nguy hiểm cho phúc lợi và an ninh của chính công dân EU, cũng như sự ổn định của hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu”.
Biện pháp mới công bố mở rộng đáng kể danh sách các đại diện của các nước thành viên EU và tổ chức bị Nga từ chối nhập cảnh. Danh sách này bao gồm giới lãnh đạo EU, một số ủy viên EU, giới lãnh đạo các cơ quan quân sự EU, và đa số thành viên Nghị viện Châu Âu có chính sách chống lại Nga.
Cấm vận Nga ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế châu Âu? |
Ngoài ra, các thành viên chính phủ và quốc hội một số nước châu Âu, nhân vật thuộc giới truyền thông “đã thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Nga bất hợp pháp, kích động tình cảm chống Nga, vi phạm quyền và tự do của người nói tiếng Nga” cũng bị trừng phạt.
Trong cùng ngày 31.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin lên án một số chính trị gia phương Tây sẵn sàng hy sinh lợi ích người dân để “được hưởng ân sủng từ các chủ nhân ở nước ngoài”.
Ông Putin cho rằng các lệnh cấm vận phương Tây áp lên Nga đã được chuẩn bị “từ trước” và “sẽ được tung ra bất cứ lúc nào”.
Từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU đã công bố hàng loạt các biện pháp cấm vận nhắm vào Tổng thống Putin, các quan chức chính phủ cấp cao và giới doanh nhân Nga.
Brussels cấm nhập khẩu sắt và thép từ Nga, cấm bán máy bay, phụ tùng và thiết bị cho các hãng hàng không Nga, cấm cung cấp hàng hóa và thiết bị công nghệ cho ngành dầu mỏ, hàng không và vũ trụ Nga.
Các công dân EU hiện không thể đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Nga. Hàng chục công ty EU cũng tạm ngừng hoạt động hoặc hoàn toàn rút khỏi Nga.
Moscow xem các lệnh cấm vận trên là bất hợp pháp và đã có nhiều động thái đáp trả.
Nga đang bị cấm vận ra sao vì xung đột ở Ukraine? |
Bình luận (0)