• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nga phóng kính viễn vọng không gian Spektr-RG

14/07/2019 19:00 GMT+7

Đoạn clip đăng trên website của Cơ quan không gian Nga (Roskosmos) cho thấy một tên lửa Proton-M mang theo kính viễn vọng Spektr-RG rời khỏi bệ phóng tại sân bay vũ trụ Baikonur của Kazakhstan vào 19 giờ 30 hôm 13.7 (theo giờ VN)

Sứ mệnh phóng kính viễn vọng, trọng lượng hơn 2,7 tấn lẽ ra đã được thực hiện vào ngày 21.6, nhưng bị hoãn lại 2 lần vì gặp trục trặc kỹ thuật.
Spektr-RG, do Nga hợp tác với Đức chế tạo, là đài quan sát không gian thay thế Spektr-R, biệt danh “Hubble của Nga”, nhưng theo thông báo của Roskosmos đã bị mất kiểm soát hồi tháng 1.
Spektr-R được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào năm 2011 với nhiệm vụ quan sát các hố đen, sao neutron và trường điện từ, cung cấp thêm thông tin giúp con người hiểu sâu hơn về quá trình vũ trụ giãn nở.

Kính viễn vọng do Nga - Đức hợp tác

Roskosmos

Hậu duệ của Spektr-R cũng đảm nhận các nhiệm vụ tương tự, nhưng bổ sung thêm sứ mệnh hoàn tất bản đồ toàn bầu trời với hình ảnh ở độ phân giải cao.
“Spektr-RG sẽ đánh dấu giai đoạn mới trong lĩnh vực thiên văn học tia X”, Hãng AFP dẫn thông cáo của Roskosmos. Sứ mệnh của Spektr-RG dự kiến kéo dài 6 năm rưỡi, bao gồm 4 năm quét bầu trời, và thời gian còn lại quan sát các vật thể trong vũ trụ.

Hình ảnh đầu tiên về hố đen

NASA

Phải mất khoảng 3 tháng để kính viễn vọng vào vị trí, cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km.
Kính viễn vọng Nga – Đức được kỳ vọng sẽ khám phá khoảng 3 triệu siêu hố đen, cũng như trên dưới 100.000 cụm thiên hà khổng lồ trong thời gian hoạt động.
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.