• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nga sẽ rời Trạm Không gian Quốc tế vì các lệnh trừng phạt

30/04/2022 23:10 GMT+7

Người đứng đầu chương trình không gian của Nga cho biết Moscow sẽ rút khỏi Trạm Không gian Quốc tế (ISS) do các lệnh trừng phạt mà nước này phải đối mặt vì chiến sự ở Ukraine.

"Quyết định đã được đưa ra rồi, chúng tôi không có nghĩa vụ phải công khai", hai hãng tin TASS và RIA Novosti trích lời tổng giám đốc Roscosmos (cơ quan vũ trụ Nga) Dmitry Rogozin trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước ngày 30.4.

"Tôi chỉ có thể nói điều này - theo nghĩa vụ của chúng tôi, chúng tôi sẽ thông báo cho các đối tác trước một năm về việc kết thúc công việc của chúng tôi trên ISS", ông Rogozin nói.

ISS là dự án hợp tác hiếm hoi giữa Nga với Mỹ và các đồng minh bất chấp quan hệ ngày càng xấu đi.

reuters

Ông Rogozin vào đầu tháng 4 đã cảnh báo Nga sẽ rời ISS trừ khi Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Canada dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp vũ trụ của Nga, theo Bloomberg.

Cho đến khi Nga phát động "chiến dịch quân sự" ở Ukraine hồi cuối tháng 2, ISS vẫn là lĩnh vực hợp tác hiếm hoi giữa Nga với Mỹ và các đồng minh bất chấp quan hệ ngày càng xấu đi. Song nỗ lực cô lập Nga của Mỹ và phương Tây đã đánh dấu sự sụp đổ của biểu tượng về hợp tác khám phá không gian này.

Nga sẽ rời trạm không gian quốc tế vì các lệnh trừng phạt

Ba phi hành gia người Mỹ và một phi hành gia người Ý đã lên ISS hôm 27.4, để cùng làm việc với ba người Mỹ khác, ba người Nga và một người Đức đã ở trên ISS trước đó.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng tàu vũ trụ Soyuz của Nga để vận chuyển các phi hành gia đến và đi từ ISS từ năm 2011. NASA dự định vận hành trạm vũ trụ này đến năm 2030.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.