Theo CNBC, châu Âu cải cách nhằm làm rõ hơn cách thức và thời điểm các loại tài sản được giao dịch. Bất cứ ai mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ, các loại hàng hóa hoặc hoán đổi danh mục (ETF) cũng sẽ bị tác động bởi quy chuẩn mới.
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan quản lý của EU, khởi động luật có tên Mifid II sau khi ban hành bộ quy tắc ban đầu ra đời vì khủng hoảng tài chính năm 2008. Mifid là viết tắt của cụm "Markets in Financial Instruments Directive". Bản gốc Mifid lúc đầu được công bố tháng 11.2007, giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu nổ ra.
Mục đích của Mifid là giúp châu Âu hòa nhập các thị trường tài chính khác biệt và giảm chi phí giao dịch. Mifid đặt trọng tâm vào cổ phiếu, song giờ đây Mifid II muốn mở rộng quy chuẩn để kết hợp nhiều loại tài sản khác. Đây cũng là nỗ lực nhằm điều chỉnh hiệu quả hơn các hợp đồng không mua bán (OTC), bao gồm giao dịch trực tiếp giữa người bán và người mua bằng cách thúc đẩy họ dùng sàn giao dịch.
Giới quản lý tài chính châu Âu cho rằng quy chuẩn mới sẽ cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, và củng cố ngành công nghiệp. Dù luật được Liên minh châu Âu (EU) đưa ra và áp dụng cho các nước thành viên nội khối, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến các giao dịch ở nhiều lĩnh vực pháp lý khác.
Hợp đồng quyền chọn, một loại phái sinh tài chính được các nhà giao dịch sử dụng, có tài sản cơ bản được niêm yết ở châu Âu sẽ phải tuân theo luật mới, và bất kỳ cổ phiếu nào được niêm yết riêng ở châu Âu cũng sẽ phải tuân theo các quy tắc mới.
Một ví dụ khác là việc ngân hàng ở châu Á bán công cụ tài chính cho khách hàng EU. Các tổ chức toàn cầu đang thực hiện giao dịch như trên cũng sẽ bị ép rời khỏi giao dịch qua điện thoại, sử dụng nền tảng điện tử vốn cho phép hoạt động kiểm toán tốt hơn.
Mifid II yêu cầu thêm 50 lĩnh vực dữ liệu được hoàn tất cho mỗi giao dịch so với quy định trước đó, và được cho là mâu thuẫn với quy tắc riêng tư đang điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác. Quy định mới cũng buộc các nhà quản lý quỹ trả cả chi phí dịch vụ nghiên cứu và giao dịch cho hãng môi giới và ngân hàng, thay vì cộng cả hai phí dịch vụ trên với nhau. Điều này giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động quản lý quỹ, vì khách hàng sẽ trực tiếp thấy tiền của họ được sử dụng ra sao.
Hãng tư vấn quản lý Oliver Wyman ước tính chi tiêu nghiên cứu đầu tư toàn cầu sẽ giảm đến 1,5 tỉ USD mỗi năm khi quy định có hiệu lực vào tháng 1.2018. Công ty này ước tính tổng chi nghiên cứu đầu tư toàn cầu hiện tại là 5 tỉ USD.
tin liên quan
Châu Âu muốn tạo quỹ riêng, 'quay lưng' với IMFMối quan hệ giữa châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hai nhân tố cùng nhau thực hiện một số chương trình giải cứu, sẽ thay đổi đáng kể trong thời gian tới.
Bình luận (0)