Ngày mới với tin tức sức khỏe: Bạn đã biết dấu hiệu đau tim sắp xảy ra?

31/10/2021 00:14 GMT+7

Có nhiều triệu chứng báo hiệu sớm bệnh tim, bạn hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem 5 triệu chứng chính của bệnh tim cần chú ý.

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Trẻ nào cần trì hoãn, thận trọng tiêm vắc xin Covid-19?; Làm một điều này có thể giúp bạn sống thọ hơn; Ô nhiễm không khí có thể làm giảm số lượng tinh trùng...

Cẩn thận với 5 triệu chứng báo hiệu cơn đau tim sắp xảy ra

Bệnh tim có thể dẫn đến các cơn đau tim gây tử vong. Đừng bao giờ bỏ qua các triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh tim và có 5 triệu chứng chính cần chú ý.

Điều quan trọng là phải nhanh chóng hành động nếu bạn hoặc người thân gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về cơn đau tim.

Khó chịu ở ngực. Hầu hết mọi người đều bỏ qua cơn đau ngực nhẹ, nhưng điều quan trọng là phải kiểm tra cơn đau này vì nó có thể chỉ ra bệnh tim hoặc cơn đau tim sắp xảy ra.

Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất báo hiệu một cơn đau tim sắp xảy ra.

SHUTTERSTOCK

Đau ở các bộ phận khác của cơ thể. Các dấu hiệu cảnh báo sớm có thể bao gồm đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay - thường là cánh tay trái hoặc cả hai tay, lưng, cổ, hàm hoặc bụng. Người bệnh có thể cảm thấy như thể cơn đau đang di chuyển từ ngực đến các bộ phận khác của cơ thể. 3 triệu chứng báo hiệu cơn đau tim sắp xảy ra tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 31.10.

Ô nhiễm không khí có thể làm giảm số lượng tinh trùng

Một nghiên cứu mới cho thấy suy giảm số lượng tinh trùng là hệ quả của những căng thẳng mà não phải chịu đựng do ô nhiễm không khí gây ra.

Theo công bố trên chuyên san Environmental Health Perspectives hồi tháng 9, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Maryland (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy giảm lượng tinh trùng ở đàn ông trên toàn thế giới trong những thập niên qua. Kết quả cho thấy suy giảm số lượng tinh trùng là hệ quả của những căng thẳng mà não phải chịu đựng do ô nhiễm không khí gây ra.

Giảm số lượng tinh trùng là hệ quả của những căng thẳng mà não phải chịu đựng do ô nhiễm không khí gây ra

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu cho biết tế bào thần kinh vùng dưới đồi - phần não kiểm soát cảm giác đói, khát và ham muốn tình dục đã làm cho lượng tinh trùng bị giảm khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm, theo trang Euronews đưa tin hôm 27.10. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 31.10.

Trẻ nào cần trì hoãn, thận trọng tiêm vắc xin Covid-19?

Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29.10 về 'Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em'.

Theo hướng dẫn này, khi khám sàng lọc, trước tiêm vắc xin phòng Covid-19 đối với trẻ em, nhân viên y tế cần đo thân nhiệt, nhịp tim. Cần đánh giá sức khỏe thông qua bảng kiểm với 8 yếu tố sàng lọc: tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin; đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển; tiền sử dị ứng với bất kỳ tác nhân nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi; mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu; nghe tim, phổi bất thường; trẻ từng có dị ứng phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ tác nhân nào trước đó (cần ghi rõ tác nhân dị ứng…); các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).

Nếu trẻ đủ điều kiện thì tiêm chủng ngay, khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh tại Trường THPT Củ Chi (H.Củ Chi, TP.HCM)

NGỌC DƯƠNG

Chống chỉ định tiêm vắc xin cùng loại khi có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin.

Cần trì hoãn tiêm chủng cho trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển. Những lưu ý tiếp theo liên quan đến việc tiêm vắc xin cho trẻ sẽ có trên trang sức khỏe ngày 31.10.

Làm một điều này có thể giúp bạn sống thọ hơn

Khoa học đã chỉ ra rằng có một số cách khôn ngoan để cải thiện cơ hội sống thọ hơn của bạn, như là giảm lượng thịt và ăn nhiều thực vật hơn...

Nhưng giờ đây, một nhà sinh lý học tập thể dục tim mạch nổi tiếng gợi ý rằng việc thường xuyên tham gia vào một hoạt động tập luyện cụ thể có thể giúp bạn sống thọ hơn là việc thay đổi chế độ ăn uống một cách điên cuồng.

Tiến sĩ Siddhartha Angadi là bác sĩ, giáo sư tại Khoa Kinesiology tại Đại học Virginia (Mỹ). Gần đây, giáo sư Angadi và đồng nghiệp Glenn Gaesser, bác sĩ, tiến sĩ, giáo sư sinh lý học tập thể dục tại Đại học bang Arizona (Mỹ), đã xem xét 200 nghiên cứu trước đây và kết luận từ phân tích các nghiên cứu này rằng "phương pháp tiếp cận lấy trọng lượng làm trọng tâm để điều trị và phòng ngừa béo phì phần lớn không hiệu quả".

Đi bộ

SHUTTERSTOCK

Dựa trên phân tích của các nghiên cứu trước đây, hai bác sĩ khẳng định rằng hoạt động thể chất và rèn luyện sức khỏe tim mạch đã được chứng minh là hiệu quả hơn việc giảm cân có chủ đích, giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nghiên cứu này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.