Ngày mới với tin tức sức khỏe: Biện pháp phòng Covid-19 nào sau đây hiệu quả hơn?

29/11/2021 00:14 GMT+7

'Rửa tay hoặc sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, khử trùng bề mặt... cách nào phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả hơn?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem cách nào phòng dịch hiệu quả hơn bạn nhé!

Tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ đồng giới; Có nên uống nước ép cà rốt mỗi ngày không?; Người cao tuổi, người có bệnh nền dễ nhiễm Covid-19 đột phá... là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

Biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nào hiệu quả hơn?

Rửa tay hoặc sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, khử trùng bề mặt... cách nào phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả hơn?

Đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, một đánh giá mới của tạp chí y khoa BMJ cho thấy các biện pháp như đeo khẩu trang, phong tỏa toàn bộ, tạm thời đóng cửa các doanh nghiệp và trường học đã giúp ngăn chặn sự lây truyền thêm Covid-19.

Các quốc gia ban hành lệnh phong tỏa toàn bộ và áp dụng biện pháp cách ly bắt buộc đã giảm các trường hợp Covid-19 và tử vong do Covid-19 so với các quốc gia không thực hiện các lệnh này.

Nghiên cứu chỉ ra biện pháp phòng chống dịch nào có hiệu quả nhất

SHUTTERSTOCK

Nhóm nghiên cứu viết: Có khả năng việc kiểm soát hơn nữa đại dịch Covid-19 không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng cao và hiệu quả của vắc xin mà còn tùy thuộc vào việc tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch một cách hiệu quả và bền vững. Nội dung tiếp theo của nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 29.11.

Việt Nam đã tiêm gần 119 triệu liều vắc xin phòng Covid-19

Tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ đồng giới

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), kết quả giám sát điều tra trong các năm gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ đồng giới tăng nhanh, từ 5,1% năm 2015 lên 12,2% năm 2017 và 13,3% năm 2020.

Năm 2020, Cần Thơ có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ đồng giới (gọi tắt MSM) cao nhất (22,7%); TP.HCM và Kiên Giang là 14,7%; An Giang 13,5%; Khánh Hòa 12%.

Ước tính tỷ lệ nhiễm HIV mới hằng năm trong nhóm MSM tăng gấp 4 lần trong 8 năm qua (từ 0,62% năm 2012 lên 2,5% năm 2020). Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm này cũng tăng nhanh từ 2,6% năm 2015 lên 9,3% năm 2017 và 12,5% năm 2020.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, PrEP phù hợp với mọi đối tượng chưa nhiễm HIV mà có nguy cơ lây nhiễm cao

SHUTTERSTOCK

Kết quả phân tích số liệu giám sát trọng điểm về các chỉ số hành vi của nhóm MSM cho thấy: tỷ lệ sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục đồng giới gần nhất trong 5 năm qua chỉ khoảng 65%; tỷ lệ quan hệ tập thể tăng từ 8% năm 2015 lên 13,5% năm 2020; tỷ lệ đã từng dùng ma túy và tiêm chích ma túy năm 2020 lần lượt là 11,6% và 2,9%. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 29.11.

Có nên uống nước ép cà rốt mỗi ngày không?

Nước ép cà rốt có giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, uống nước ép cà rốt thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng cũng như nhiều món khác, nếu dùng quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.

Nước ép cà rốt tốt hơn nhiều các loại nước ép đóng hộp. Nguyên nhân vì nhiều loại nước ép đóng hộp thường cho thêm đường vào, khiến nó không tốt cho người muốn giảm cân hoặc người mắc tiểu đường loại 2.

Nước ép cà rốt rất giàu vitamin A và kali, tuy nhiên không uống vượt quá 110 gram cà rốt/ngày

SHUTTERSTOCK

Nếu muốn uống nước ép cà rốt thường xuyên, mọi người chỉ nên dùng khoảng 110 gram cà rốt/ngày, theo khuyến cáo của Hướng dẫn Chế độ ăn uống của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Lượng cà rốt này có thể cung cấp nhiều dưỡng chất nhưng lại không gây tác động xấu đến cơ thể.

Vì sao nước ép cà rốt lại tốt cho sức khỏe?

Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe

để xem thêm nội dung này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.