Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách ăn cơm không lo tăng đường huyết

13/10/2023 00:10 GMT+7

'Bác sĩ V Mohan, làm việc tại Trung tâm chuyên khoa bệnh tiểu đường Dr Mohan's Diabetes Specialities Centre (Ấn Độ), cho biết đối với người bệnh tiểu đường, lý tưởng nhất là chọn tinh bột kháng cho bữa ăn của mình'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 4 loại trái cây nên ăn khi bụng khó chịu; Những công dụng không ngờ từ bạc hà; Bệnh truyền nhiễm gia tăng trở lại...

Mẹo hay để người bệnh tiểu đường ăn cơm không lo tăng đường huyết

Tiến sĩ V Mohan, bác sĩ làm việc tại Trung tâm chuyên khoa bệnh tiểu đường Dr Mohan's Diabetes Specialities Centre (Ấn Độ), cho biết đối với người bệnh tiểu đường, lý tưởng nhất là chọn tinh bột kháng cho bữa ăn của mình.

Ông Mohan cho hay nhiều bệnh nhân tiểu đường hỏi liệu họ có thể ăn một số loại tinh bột (carbs) mà họ thích không và liệu có loại carbs nào phù hợp với họ hay không.

Mẹo hay để người bệnh tiểu đường ăn cơm không lo tăng đường huyết - Ảnh 1.

Vẫn có cách để biến cơm thành tinh bột kháng để an toàn cho người bệnh tiểu đường

Pexels

Tinh bột kháng là loại carb có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa ở ruột non, khiến quá trình hấp thụ vào máu lâu hơn. Nhờ đặc tính độc đáo này mà tinh bột kháng trở thành lựa chọn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường vì nó có tác động tối thiểu đến mức đường huyết.

Thay vì được tiêu hóa như các loại carbs khác, tinh bột kháng sẽ di chuyển đến ruột già để lên men làm thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện độ nhạy insulin.

Bác sĩ Mohan tiết lộ, sau khi nấu cơm hoặc các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, hãy để nguội trước khi ăn. Điều này làm tăng sự hình thành tinh bột kháng bằng cách chuyển đổi tinh bột dễ tiêu thành tinh bột kháng. Quá trình làm nguội này làm thay đổi cấu trúc của tinh bột, từ đó giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 13.10.

4 loại trái cây nên ăn khi bụng khó chịu

Các bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đôi khi, bệnh lại rất phức tạp. Đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn là những triệu chứng đặc trưng của bệnh tiêu hóa. May mắn là có nhiều trái cây giúp chúng ta cải thiện chức năng tiêu hóa.

Dạ dày và ruột là những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể. Do đó, giữ chúng khỏe mạnh và hoạt động tốt là rất cần thiết. Nếu không may mắc phải thì đầy hơi, táo bón và khó tiêu sẽ làm cản trở cuộc sống hằng ngày.

4 loại trái cây nên ăn khi bụng khó chịu - Ảnh 1.

Trái kiwi không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa

SHUTTERSTOCK

Để cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa, mọi người hãy ưu tiên ăn loại trái cây sau:

Táo. Táo là một trong những loại trái cây được ưa thích và ăn nhiều nhất thế giới. Trái táo chứa một hợp chất gọi là pectin, có tác dụng giảm táo bón và tiêu chảy.

Chất pectin trong táo không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa mà còn có khả năng liên kết với độc tố trong cơ thể. Nhờ hoạt động của đường ruột, tất cả sẽ được đào thải ra ngoài khi đại tiện.

Chuối. Chất xơ và một số dưỡng chất khác trong chuối có tác dụng nhuận tràng. Không những vậy, chuối khi vào ruột có thể giúp loại bỏ một số vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

Những người đang bị tiêu chảy được khuyến cáo nên ăn chuối. Vì chuối có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa. Hàm lượng kali dồi dào trong chuối cũng giúp bù đắp chất điện giải mà người bị tiêu chảy dễ bị thiếu hụt do mất nước. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 13.10.

Những công dụng không ngờ từ bạc hà

Trong nhiều năm qua, bạc hà không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm mà chúng còn được dùng để điều trị nhiều bệnh.

Bạc hà chứa nhiều thành phần hoạt tính sinh học khác nhau giúp chống viêm, kháng khuẩn và nhiều tác dụng khác.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách ăn cơm không lo tăng đường huyết - Ảnh 3.

Bạc hà chứa nhiều thành phần hoạt tính sinh học khác nhau giúp chống viêm, kháng khuẩn

Shutterstock

Kháng khuẩn. Bạc hà đã được chứng minh là có tác dụng chống lại nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Menthol, phenol và flavonoid trong bạc hà là những thành phần có đặc tính kháng khuẩn.

Lá bạc hà có khả năng kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Escherchia coli (E. coli) và Klebsiella pneumoniae.

Trong khi đó, trà bạc hà có hoạt tính kháng khuẩn, chống lại Chlamydia pneumoniae, một loại vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp.

Chữa đau họng. Trà bạc hà thường được sử dụng để chữa đau họng. Chất menthol trong trà bạc hà có đặc tính làm mát và làm dịu cơn đau họng.

Việc sử dụng trà bạc hà có chứa tinh dầu bạc hà sẽ làm tăng cảm giác luồng khí trong mũi và cổ họng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.