Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thêm tác hại của việc ăn nhiều đường

10/10/2023 00:10 GMT+7

'Cholesterol có hại tăng thường liên quan đến việc ít vận động và chế độ ăn nhiều dầu mỡ. Không chỉ vậy, ăn quá nhiều đường cũng ảnh hưởng đến cholesterol trong máu'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Cần ăn bao nhiêu protein sau buổi tập để tăng cơ?; Ăn một chén dâu tây mỗi ngày giúp ngăn ngừa cả bệnh tim và tiểu đường; Nhịp tim bỗng tăng đột ngột, khi nào là dấu hiệu đáng lo...

Mê ăn ngọt có làm cholesterol tăng?

Nồng độ cholesterol có hại trong máu cao sẽ dễ dẫn đến đau tim, đột quỵ. Cholesterol có hại tăng thường liên quan đến việc ít vận động và chế độ ăn nhiều dầu mỡ. Không chỉ vậy, ăn quá nhiều đường cũng ảnh hưởng đến cholesterol trong máu.

Cholesterol là một chất giống như sáp, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể, từ chức năng của tim, mạch máu đến não. Loại dưỡng chất đa lượng này thường mang tiếng xấu nhưng trên thực tế cơ thể phải có chúng thì mới hoạt động tốt được.

Mê ăn ngọt có khiến cholesterol tăng hay không ? - Ảnh 1.

Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể

SHUTTERSTOCK

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều dưỡng chất khác, quá nhiều cholesterol sẽ gây hại. Cholesterol có nhiều loại, trong đó cholesterol HDL có lợi cho sức khỏe, còn cholesterol LDL thì có hại. Chính cholesterol LDL là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

Không chỉ ăn nhiều dầu mỡ mà nhiều đồ ngọt cũng có thể làm tăng cholesterol có hại. Trong nghiên cứu công bố trên chuyên san Progress in Cardiovascular Diseases cho thấy các loại carbohydrate tinh chế như đường sẽ làm tăng nồng độ chất béo trung tính và cholesterol LDL. Chúng đều là những tác nhân nguy hiểm với sức khỏe nếu tồn tại ở nồng độ cao trong cơ thể. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 10.10.

Cần ăn bao nhiêu protein sau buổi tập để tăng cơ?

Để cơ bắp săn chắc và phát triển thì không thể thiếu tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt là nâng tạ. Tuy nhiên, dù tập luyện chăm chỉ mà không có chế độ dinh dưỡng phù hợp thì cũng rất khó tăng cơ. Nạp đủ lượng protein cần thiết sẽ giúp cơ bắp phát triển ở mức tối ưu.

Với những người bước vào phòng gym với mục đích tăng cơ thì tập luyện đúng cách rất quan trọng. Cơ bắp để phát triển lớn thì cần được kích thích liên tục. Sau thời gian đã quen với cường độ tập cũ thì họ cần phải nâng cường độ tập lên để tạo kích thích mới cho cơ, từ đó cơ mới phát triển lớn hơn.

Cần ăn bao nhiêu protein sau buổi tập để tối ưu hóa tăng cơ ? - Ảnh 1.

Để tối ưu hóa việc tăng cơ, người tập cần nạp 20-40 gram/protein chất lượng cao trong vòng 2 giờ sau khi tập

SHUTTERSTOCK

Người tập thường tăng cường độ tập lên theo 2 cách, hoặc là nâng khối lượng tạ nặng hơn, hoặc là tập với số lần nhiều hơn. Tập luyện sẽ tạo ra các vết rách cơ siêu nhỏ, dẫn đến đau nhức cơ. Nếu có đủ dinh dưỡng, đặc biệt là protein, thì cơ thể sẽ chữa lành các vết rách này, nhờ đó khối lượng cơ sẽ lớn hơn.

Do đó, nạp đủ protein là rất quan trọng. Với người bình thường, trung bình mỗi ngày cần nạp 0,8 gram protein/kg trọng lượng cơ thể. Lượng protein này sẽ giúp duy trì khối lượng cơ và ngăn ngừa mất cơ. Ví dụ, một người 60 kg cần nạp khoảng 48 gram protein/ngày. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 10.10.

Ăn một chén dâu tây mỗi ngày giúp ngăn ngừa cả bệnh tim và tiểu đường

Nghiên cứu gần đây cho thấy những lợi ích sức khỏe của dâu tây trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch và bệnh tiểu đường.

Các nghiên cứu cho thấy dâu tây có thể giảm cholesterol và tình trạng kháng insulin, đồng thời cải thiện chức năng mạch máu.

Ăn một chén trái cây này mỗi ngày giúp ngăn ngừa cả bệnh tim và tiểu đường - Ảnh 1.

Dâu tây có thể giảm cholesterol và tình trạng kháng insulin, đồng thời cải thiện chức năng mạch máu

Pexels

Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị chuyên đề về lợi ích sức khỏe của quả mọng tại Florida (Mỹ), đã cung cấp thêm bằng chứng về lợi ích của dâu tây.

Hội chứng chuyển hóa là tập hợp các rối loạn chuyển hóa bao gồm tình trạng kháng insulin, tiền tiểu đường đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và mỡ bụng.

Tiến sĩ Britt Burton-Freeman, giáo sư tại Viện Công nghệ Illinois (Mỹ), cho hay chế độ ăn ít trái cây là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim mạch và tiểu đường.

Bằng chứng khoa học cho thấy chỉ cần 1 chén dâu tây mỗi ngày có thể ngăn ngừa được 2 bệnh quan trọng này. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.