Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nghiên cứu mới nói gì về 'nấu cháo điện thoại' và tăng huyết áp?; Sai lầm khi tắm có thể làm sức khỏe tệ đi; Nắng nóng, tập thể dục sao cho an toàn, tránh sốc nhiệt...
Làm sao để biết đã uống đủ nước?
Nước ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh học của con người, từ chức năng não, sức khỏe thận, nhu động ruột đến làn da sáng mịn. Điều này là do nước chiếm 60 đến 70% thành phần cơ thể.
Uống đủ nước rất quan trọng với sức khỏe tổng thể. Lượng nước cần uống trong một ngày có thể khác nhau ở mỗi người.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước nên uống trong 1 ngày. Chúng có thể gồm cân nặng, tuổi tác, giới tính, cường độ vận động, tình trạng sức khỏe, bệnh tật và một số yếu tố khác.
Một người có trọng lượng cơ thể càng lớn thì họ càng cần nhiều nước. Tập thể dục hay vận động nhiều thì nhu cầu uống nước cũng tăng. Đó là lý do vì sao nên mang theo chai nước khi chơi thể thao hay làm việc tay chân. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 10.5.
Nghiên cứu mới nói gì về 'nấu cháo điện thoại' và tăng huyết áp?
Nghiên cứu mới, được công bố hôm 5.5 trên tạp chí nghiên cứu về tim mạch của Hiệp hội Tim mạch châu Âu European Heart Journal - Digital Health, đã phát hiện nói chuyện điện thoại trong thời gian dài làm tăng đến 25% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Điện thoại di động ngày càng trở nên không thể thiếu trong cuộc sống. Vấn đề đặt ra là sử dụng điện thoại thường xuyên có gây hại hay không?
Một nghiên cứu mới cung cấp thêm bằng chứng cho thấy nói chuyện điện thoại nhiều làm tăng đáng kể nguy cơ khởi phát huyết áp cao, đặc biệt ở những người nói chuyện điện thoại quá nhiều.
Thử nghiệm cho thấy chỉ 30 phút nói chuyện điện thoại mỗi tuần là đã có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao - nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.
Các nhà khoa học đã phân tích hơn 200.000 người trên 30 tuổi từ Ngân hàng sinh học Anh, và theo dõi trong 12 năm. Kết quả cho thấy chỉ 30 phút nói chuyện điện thoại mỗi tuần làm tăng 12% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Hơn nữa, 6 giờ nói chuyện điện thoại mỗi tuần làm tăng nguy cơ lên 25%, so với nói chuyện điện thoại ít hơn 5 phút mỗi tuần. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 10.5.
Sai lầm khi tắm có thể làm sức khỏe tệ đi
Những thói quen trong khi tắm tưởng chừng vô hại sau đây có thể đang âm thầm khiến sức khỏe của bạn tệ đi.
Tắm quá lâu. Trả lời với kênh truyền hình NBC, tiến sĩ, bác sĩ Jessica Krant - chuyên gia da liễu đang làm việc tại Mỹ, cho biết việc tắm quá lâu có thể khiến da và tóc bị khô.
Cùng quan điểm này, tiến sĩ, bác sĩ da liễu Lauren Ploch (đang làm việc tại Mỹ) nói rằng mọi người chỉ nên tắm với thời gian đủ để làm sạch cơ thể.
"Nhất là đối với những bệnh nhân bị viêm da dị ứng hoặc da khô, tôi khuyên bạn nên tắm trong vòng 5 phút hoặc ít hơn", bác sĩ Ploch cho biết.
Tắm nước nóng. Cũng theo các chuyên gia, nước nóng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên và làm tổn thương da. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm hoặc mát.
Bác sĩ Krant nói: "Ngoài nhiệt độ nước quá nóng, bạn có thể tắm với nước ấm hay lạnh, miễn sao bản thân cảm thấy tốt nhất". Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)