Ngày mới với tin tức sức khỏe: Để giảm cân hiệu quả cần tránh thói quen này

08/05/2023 00:10 GMT+7

'Phần lớn những mẹo nhắm đến việc giảm cân nhanh, không cần phải tập luyện nhiều đều không mấy hiệu quả. Thậm chí, chúng còn có thể gây tổn hại sức khỏe'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Gãy mũi có tự lành không?; Ai nên tiêm 'mũi 5' vắc xin Covid-19?; Chuyên gia nói gì về cữ cà phê buổi tối cùng bạn bè?...

4 thói quen ăn uống, tập luyện giảm cân cần tránh vì sẽ gây hại

Phần lớn những mẹo nhắm đến việc giảm cân nhanh, không cần phải tập luyện nhiều đều không mấy hiệu quả. Thậm chí, chúng còn có thể gây tổn hại sức khỏe.

Để giảm cân bền vững, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe thì mọi người cần tránh các kiểu ăn uống, tập luyện sau:

Bỏ đói cơ thể. Ăn kiêng khác với việc bỏ đói cơ thể. Cơ thể cần một lượng dưỡng chất nhất định để có thể hoạt động bình thường. Do đó, việc cắt giảm lượng lớn calo có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, gây mệt mỏi, chóng mặt và rụng tóc.

4 thói quen ăn uống, tập luyện giảm cân cần tránh vì sẽ gây hại - Ảnh 1.

Sữa protein nên dùng để bổ sung protein cần thiết chứ không nên dùng để thay thế bữa sáng

SHUTTERSTOCK

Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách cố gắng lưu giữ mỡ thừa và chuyển hóa cơ bắp thành protein để duy trì hoạt động. Do đó, việc ăn kiêng khắt khe có thể giảm cân nhanh ban đầu nhưng qua thời gian sẽ khiến mất cơ và dễ tích tụ mỡ.

Thay vì vậy, chế độ ăn kiêng phù hợp là hãy giảm một lượng vừa phải trong khẩu phần ăn, đồng thời thay thế các món nhiều calo, chẳng hạn tinh bột, dầu mỡ, đường, bằng thực phẩm giàu dưỡng chất như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, cá và thịt nạc. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 8.5.

Gãy mũi có tự lành không?

Mũi là bộ phận phức tạp được cấu thành từ xương, sụn và mô mềm. Vì nằm ở vị trí nổi bật trên khuôn mặt nên mũi dễ bị chấn thương, đặc biệt là khi chơi các môn thể thao va đập nhiều.

Các nguyên nhân phổ biến khiến gãy mũi là chấn thương thể thao, té ngã, đánh nhau hoặc tai nạn giao thông. Lực tác động mạnh sẽ khiến xương mũi bị thương, thậm chí bị gãy.

Mũi gãy có tự lành không, khi nào cần đến bệnh viện ? - Ảnh 1.

Gãy mũi nhẹ có thể tự lành mà không cần điều trị

SHUTTERSTOCK

Trẻ em có ít nguy cơ gãy mũi hơn người lớn vì xương mũi trẻ mềm và dẻo hơn. Các triệu chứng của gãy mũi có thể khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Gãy mũi nhẹ chỉ gây chảy máu mũi hoặc sưng nhẹ.

Trong khi đó, gãy mũi nghiêm trọng sẽ để lại những tổn thương nặng cho xương, sụn và các mô xung quanh mũi. Nạn nhân có thể bị đau, sưng, khó thở bằng mũi, bầm tím và biến dạng mũi. Một số ít trường hợp còn bị tụ máu vách ngăn, tức hình thành cục máu tụ giữa sụn và vách ngăn mũi. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 8.5.

Ai nên tiêm 'mũi 5' vắc xin Covid-19?

Gần đây, Thanh Niên nhận được câu hỏi của nhiều bạn đọc nêu vấn đề: Có nên tiêm mũi 5 vắc xin Covid-19 và ai nên tiêm? PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng VN (Bộ Y tế), cho biết:

Về mũi bổ sung (sau khi đã tiêm đủ 4 mũi) vắc xin Covid-19, thông thường với vắc xin AstraZeneca, Pfizer…, Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm các liều cơ bản (mũi 1 và mũi 2) và 2 mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4). Tại VN, người đã tiêm đủ 4 mũi này, nếu tiêm mũi tiếp theo thì gọi là tiêm "mũi 5". Còn thế giới không gọi là tiêm mũi 5 mà là tiêm "mũi bổ sung".

Ai nên tiêm 'mũi 5' vắc xin Covid-19?  - Ảnh 1.

Thực tế chống dịch tại VN cho thấy hiệu quả rất lớn của vắc xin Covid-19

Ngọc Thắng

Dù vắc xin Covid-19 không giảm lây nhiễm triệt để nhưng giúp giảm nguy cơ tăng nặng; giảm nhập viện, không gây quá tải hệ thống y tế; giảm tử vong. Vắc xin Covid-19 tiêm sau 4 - 6 tháng thì miễn dịch giảm thấp, không như bệnh sởi, vắc xin sởi có miễn dịch kéo dài; hoặc người mắc bệnh sởi có miễn dịch suốt đời. Cũng có loại vắc xin cần tiêm hằng năm, như vắc xin cúm.

Với vắc xin Covid-19, các đánh giá hiện nay cho thấy cần tiêm mũi nhắc lại do miễn dịch giảm dần sau tiêm. Mũi bổ sung có thể tiêm sau 4 - 6 tháng kể từ mũi tiêm cuối trước đó.

Vậy trường hợp nào cần tiêm mũi bổ sung? Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.