Ngày mới với tin tức sức khỏe: Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

23/07/2022 00:10 GMT+7

'Phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ là đạt được cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Muốn sống lâu không khó, chỉ cần nhớ 6 nhóm thực phẩm này; Đi bộ 1 km đốt được bao nhiêu calo?; Thiếu máu ảnh hưởng đến cân nặng thế nào?...

Những thực phẩm có thể giúp bạn đẩy lùi gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ra nhiều tổn hại cho sức khỏe.

Theo Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ, phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ là đạt được cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục.

Ăn thực phẩm tự nhiên, chưa qua chế biến có chứa carbohydrate phức hợp, chất xơ và protein là điểm khởi đầu tốt.

Tế bào bị hư hại khi các chất dinh dưỡng không được xử lý đúng cách, từ đó dẫn đến tích tụ chất béo trong gan. Nhưng các chất chống ôxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại này.

Phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, là đạt được cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục

SHUTTERSTOCK

Các nguồn giàu chất chống ôxy hóa như: Cà phê, trà xanh, tỏi, trái cây, đặc biệt là quả mọng, rau, và vitamin E - có nhiều trong hạt hướng dương và các loại hạt, dầu ô liu.

Tỏi. Trong tỏi có chất Allicin có khả năng kiểm soát lượng cholesterol. Từ đó, ngăn chặn tác hại của cholesterol đối với cơ thể.

Một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí khoa học Advanced Biomedical Research, cho thấy chất bổ sung bột tỏi giúp giảm trọng lượng cơ thể và mỡ cơ thể ở người bị gan nhiễm mỡ. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 23.7.

Muốn sống lâu không khó, chỉ cần nhớ 6 nhóm thực phẩm này

Nghiên cứu mới cho thấy việc tăng thêm tuổi thọ là điều nằm trong tầm tay của bạn!

Theo tiến sĩ về sức khỏe đường ruột Megan Rossi, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, dẫn đầu nghiên cứu về điều tra các liệu pháp dinh dưỡng sức khỏe đường ruột tại Đại học King’s College London (Anh), bạn hoàn toàn có thể tăng thêm cả chục năm tuổi thọ, đơn giản chỉ bằng cách chuyển đổi chế độ ăn uống, với có 6 “thực phẩm hàng đầu”.

Tiến sĩ Rossi đã đưa ra lời khuyên, từ một nghiên cứu gần đây, được công bố trên tạp chí y khoa PLOS Medicine.

Tiến sĩ Megan Rossi với lời khuyên về 6 nhóm thực phẩm bạn nên ăn hằng ngày

SHUTTERSTOCK

Các nhà nghiên cứu đã tập hợp dữ liệu từ nhiều nghiên cứu xem xét chế độ ăn uống và tuổi thọ, cùng với dữ liệu từ nghiên cứu về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu - gồm thông tin về sức khỏe dân số từ nhiều quốc gia.

Kết hợp các dữ liệu trên, tác giả đã ước tính tuổi thọ tăng giảm ra sao nếu thay đổi lượng trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc tinh chế, các loại hạt, các loại đậu, cá, trứng, sữa, thịt đỏ, thịt chế biến và đồ uống có đường. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 23.7.

Đi bộ 1 km đốt được bao nhiêu calo?

Đi bộ là loại bài tập đơn giản và hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm cân. Hình thức tập này cũng giúp đốt calo. Tuy nhiên, mức độ tiêu hao calo lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Đi bộ thực sự là cách tốt để đốt calo mà không cần gắng sức quá nhiều. Mỗi người sẽ có mức độ tiêu hao calo khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như tốc độ đi, cân nặng, tuổi tác, giới tính và cả địa hình đang đi.

Đi bộ là bài tập hiệu quả để giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch

SHUTTERSTOCK

Ngoài ra, các yếu tố như tốc độ trao đổi chất, cường độ và thời gian tập cũng ảnh hưởng đến lượng calo tiêu hao. Ví dụ, nếu một người nặng 55 kg thì đi bộ 1 km sẽ đốt được khoảng 40 calo. Một người nặng 80 kg đi được 1 km sẽ đốt được 62 calo. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.