Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Giúp con vượt qua stress mùa thi; Tại sao một số người cảm thấy lạnh hơn hoặc nóng hơn người khác?; Cách giảm mùi hôi chân hiệu quả...
Khoa học lý giải mắt giật là điềm báo gì, có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng mắt giật là điềm báo một điều gì đó sắp xảy đến, nên có người hoang mang, lo lắng. Vậy sự thật của hiện tượng này là gì? Nguyên nhân thực sự của nó do đâu?
Theo khoa học, mắt giật là một biểu hiện bình thường, tự nhiên ở mỗi người, và hầu hết các cơn co giật ở mắt đều tự khỏi. Nhưng nó cũng có thể từ nguyên nhân bệnh lý, và có thể kéo dài hằng tuần hoặc thậm chí hằng tháng.
Hầu hết các cơn co giật ở mắt đều tự khỏi |
SHUTTERSTOCK |
Sau đây, các bác sĩ tiết lộ nguyên nhân và giải pháp cho chứng giật mí mắt
Tiến sĩ Priyanka Singh, bác sĩ phẫu thuật mắt tại Trung tâm mắt Neytra của New Delhi (Ấn Độ), cho biết những cơn co giật mắt thường vô hại nhưng thường gây nhắm mắt và gây kỳ thị xã hội làm giảm sự tự tin.
Tiến sĩ Priyanka Singh liệt kê 3 loại co giật mí mắt:
Co giật mí mắt Myokymia. Đây là tình trạng giật mí mắt nhẹ, thỉnh thoảng và kéo dài trong vài giờ hoặc một ngày, sau đó tự khỏi. Có thể do căng thẳng, mỏi mắt, khô mắt, uống nhiều caffeine, thiếu ngủ hoặc sử dụng máy tính kéo dài. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.6.
Giúp con vượt qua stress mùa thi
Stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, thời điểm các em thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học. Các trẻ đến khám và điều trị trầm cảm là học sinh lớp chuyên, lớp chọn nhiều hơn trẻ học ở các lớp thông thường.
Theo Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), stress là tình trạng đáp ứng về mặt cơ thể (tăng hưng phấn thần kinh) hoặc tâm lý (cảm giác khó chịu, căng thẳng, mất kiểm soát) đối với các yếu tố làm rối loạn sự cân bằng, và vượt qua khả năng thích nghi của cá thể.
Phụ huynh cần dành thời gian hoạt động thể chất cùng con để giúp con giảm căng thẳng và giải tỏa áp lực |
SHUTTERSTOCK |
TS-BS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Rối loạn stress, Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ: Kết quả nghiên cứu năm 2019 - 2020 tại Bệnh viện Nhi T.Ư với học sinh từ 10 - 19 tuổi cho thấy: 55,6% số trẻ có sang chấn tâm lý gồm áp lực học tập 20%, áp lực gia đình 20,5%, quan hệ với bạn trong trường 8,9%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, thời điểm các cháu học sinh thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học. Điều đáng chú ý là stress gặp nhiều hơn ở trẻ ngoan và học khá. Qua thực tế điều trị các ca bệnh, TS Tâm cho hay: “Phần lớn các trẻ khám và điều trị trầm cảm, stress là đến từ các trường chuyên, lớp chọn”. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 16.6.
Tại sao một số người cảm thấy lạnh hơn hoặc nóng hơn người khác?
Nhiệt độ cơ thể bình thường trung bình là 37°C. Nhưng nhiệt độ cơ thể ở mỗi người có thể khác nhau tùy vào độ tuổi, hoạt động và thời gian trong ngày.
Trong khi nhiều người có nhiệt độ cơ thể bình thường, thì một số người có thể cảm thấy lạnh hơn hoặc nóng hơn những người khác. Điều này có thể là do một số yếu tố sau.
Trong khi nhiều người có nhiệt độ cơ thể bình thường, thì một số người có thể cảm thấy lạnh hơn hoặc nóng hơn những người khác |
SHUTTERSTOCK |
Tuổi tác. So với người trẻ, người lớn tuổi điều chỉnh nhiệt độ cơ thể chậm hơn. Nguyên nhân là do sự trao đổi chất của người già bắt đầu chậm lại. Từ đó, có thể khiến người già thường lạnh hơn. Ngoài ra, người ít vận động cũng dễ lạnh hơn.
Giới tính. Tiến sĩ Rob Danoff, bác sĩ đến từ Philadelphia (Mỹ), giải thích: Cơ thể phụ nữ có ít khối lượng cơ hơn so với nam giới, nên tạo ra lượng nhiệt thấp hơn, khiến nữ dễ cảm thấy lạnh hơn so với nam giới. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)