Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại rau quen thuộc chống cả ung thư, đột quỵ

14/03/2024 00:10 GMT+7

'Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học ACS Central Science, vừa phát hiện thêm một công dụng thần kỳ khác của bông cải xanh, ngoài tác dụng chống ung thư'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Lợi ích sức khỏe từ quả khế; Có nên ăn đầu và vỏ tôm?; Người ăn nhiều thịt dễ bị thiếu vitamin nào?...

Thần kỳ loại rau chống ung thư được phát hiện trị cả đột quỵ

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học ACS Central Science, vừa phát hiện thêm một công dụng thần kỳ khác của bông cải xanh, ngoài tác dụng chống ung thư.

Theo đó, hợp chất chống ung thư trong bông cải xanh đồng thời có thể ngăn ngừa và điều trị các cục máu đông - có thể gây ra đột quỵ - hiện là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên toàn cầu.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại rau quen thuộc chống cả ung thư, đột quỵ- Ảnh 1.

Đột quỵ hiện là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên toàn cầu

Pexels

Các nhà khoa học từ Đại học Sydney ở Úc đã tiến hành một loạt thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên 23 hợp chất thường có trong thực vật để xác định tác động của chúng đối với tiểu cầu trong máu.

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc làm kín vết thương để cầm máu, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân hình thành các cục máu đông nguy hiểm làm tắc nghẽn dòng máu. Trong các mô quan trọng đối với sự sống như não và tim, mỗi giây phút bị mất oxy đều có gây ra tổn thương không thể khắc phục được.

Kết quả, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hợp chất sulforaphane (SFN), thường có trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng và mầm bông cải xanh, nổi bật với tác dụng chống đông máu.

Hợp chất này trước đây đã nhận được sự chú ý vì khả năng ngăn ngừa ung thư và giảm cholesterol. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 14.3.

Có nên ăn đầu và vỏ tôm?

Người nấu ăn nên cân nhắc việc giữ lại phần vỏ và đầu tôm vì chúng giúp món tôm thêm thơm ngon và có một số lợi ích cho sức khỏe.

Tôm là thực phẩm bổ dưỡng. Trong tôm có hơn 9 loại vitamin và khoáng chất khác nhau.

Theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), trong 85 g tôm có chứa 20,4 g chất đạm, 0,433 mg sắt, 201 mg phốt pho, 220 mg kali, 1,39 mg kẽm, 33,2 mg magiê, 94,4 mg natri. Tôm cũng là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp i ốt - khoáng chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp và sức khỏe não bộ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại rau quen thuộc chống cả ung thư, đột quỵ- Ảnh 2.

Người nấu ăn nên cân nhắc việc giữ lại phần vỏ và đầu tôm

Pexels

Khi chế biến tôm, nhiều người chọn bỏ phần vỏ và phần đầu để món ăn trông đẹp mắt và dễ ăn hơn. Tuy nhiên, theo trang tin Tasting Table, người nấu nên cân nhắc giữ lại phần vỏ và đầu tôm khi chế biến.

Theo đó, vỏ tôm chứa một số phân tử ribonucleotide. Nấu tôm còn nguyên vỏ sẽ giúp chất này này thấm vào thịt, giúp tăng hương vị thơm ngon cho món ăn. Hơn nữa, khi dùng các phương pháp nấu ở nhiệt độ cao để chế biến tôm, việc để nguyên vỏ sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ cho phần thịt tôm được nguyên vẹn.

Ngoài ra, trong vỏ và đầu tôm còn chứa chitin, có thể kích thích vi khuẩn đường ruột phát triển khỏe mạnh. Khi hệ vi khuẩn này khỏe mạnh, chúng có thể hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường chức năng cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 14.3.

Người ăn nhiều thịt dễ bị thiếu vitamin nào?

Vì lượng thực phẩm chúng ta ăn vào mỗi ngày có giới hạn nên khi ăn nhiều thịt cũng đồng nghĩa với việc ăn ít rau củ, trái cây hơn. Điều này kéo dài sẽ khiến cơ thể dễ bị thiếu một số loại vitamin quan trọng.

Chế độ ăn nhiều thịt, ít rau củ, trái cây hay ngũ cốc nguyên hạt sẽ khiến cơ thể dễ bị thiếu vitamin C và E. Cơ thể cần vitamin C để tạo collagen và chống lại các gốc tự do có khả năng làm hỏng tế bào. Vitamin C cũng giúp hấp thụ chất sắt.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại rau quen thuộc chống cả ung thư, đột quỵ- Ảnh 3.

Ăn quá nhiều thịt đỏ, ít rau củ và trái cây sẽ dễ gây thiếu vitamin và táo bón

PEXELS

Trong khi đó, mỗi ngày cơ thể cần ít nhất 10 mg vitamin C. Nếu thiếu quá nhiều vitamin C thì chỉ sau vài tuần, chúng ta có thể mắc bệnh Scorbut. Các triệu chứng của bệnh gồm trầm cảm, thiếu máu, mệt mỏi, viêm nhiễm và một số triệu chứng khác. Phần lớn lượng vitamin C chúng ta hấp thụ mỗi ngày lại đến từ rau củ và trái cây nên ăn ít các loại thực vật này sẽ dễ gây thiếu vitamin C.

Chế độ ăn nhiều thịt cũng khiến cơ thể dễ bị thiếu vitamin E. Vitamin E là một chất chống ô xy hóa, có tác dụng hỗ trợ miễn dịch và ngăn ngừa cục máu đông. Cơ thể cần 15 mg vitamin E mỗi ngày. Các món có nhiều vitamin E gồm bông cải xanh, dầu ô liu, hạt hướng dương, probina, biến trái bơ, kiwi và một số món khác.

Ngoài ra, thiếu vitamin còn phụ thuộc vào cách lựa chọn loại thịt. Ăn nhiều thịt đỏ như heo, bò thì sẽ dễ gây thiếu vitamin A. Tuy nhiên, nếu ăn gan bò, gan cá thì không những được cung cấp dồi dào lượng vitamin A mà loại thực phẩm này còn có biotin và folate. Đây là 2 loại vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất và hoạt động của tế bào. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.