Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lợi ích bất ngờ của cà phê và sữa

11/03/2024 00:10 GMT+7

'Nghiên cứu được công bố gần đây lại phát hiện thêm tin rất vui cho người yêu thích cà phê. Theo đó, uống cà phê và sữa mỗi ngày có thể giảm đến 31% nguy cơ ung thư dạ dày'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Đá khô là gì mà sao có người ăn phải khạc ra máu?; Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục bao nhiêu phút là tốt nhất?; Những ai cần hạn chế ăn hành tây?...

Cà phê và sữa 'trị' được ung thư phổ biến

Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí khoa học Frontiers lại phát hiện thêm tin rất vui cho người yêu thích cà phê. Theo đó, uống cà phê và sữa mỗi ngày có thể giảm đến 31% nguy cơ ung thư dạ dày.

Theo chuyên gia, các yếu tố truyền nhiễm, môi trường và lối sống đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đặc biệt, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến bệnh này.

Chính vì vậy, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu mới nhằm mục đích khám phá mối liên quan giữa chế độ ăn uống và nguy cơ ung thư dạ dày.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lợi ích bất ngờ của cà phê và sữa- Ảnh 1.

Lại phát hiện thêm tin rất vui cho người yêu thích cà phê

Pexels

Tổng cộng có 2.468 người tham gia nghiên cứu, trong đó có 696 trường hợp ung thư dạ dày và 1.772 trường hợp đối chứng. Tất cả những người tham gia được yêu cầu trả lời cho bảng câu hỏi tần suất dùng thực phẩm của mình.

Có 6 mô hình thực phẩm được đưa vào nghiên cứu, bao gồm: Mô hình hương vị, tỏi và protein; Mô hình thức ăn nhanh; Mô hình rau và trái cây; Mô hình thực phẩm ngâm chua, thịt chế biến và đậu nành; Mô hình thực phẩm không thiết yếu gồm nhiều đồ ăn vặt và đồ uống có ga; Mô hình cà phê và sữa.

Kết quả đã phát hiện mô hình hương vị, tỏi và protein giúp giảm 21,4 % nguy cơ ung thư dạ dày. Mô hình thực phẩm ngâm chua, thịt chế biến và đậu nành giảm 19,6% nguy cơ ung thư dạ dày.

Đặc biệt, nổi trội nhất là mô hình cà phê và sữa, với mức giảm nguy cơ ung thư dạ dày cao nhất, đạt đến 31%. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 11.3.

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục bao nhiêu phút là tốt nhất?

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa British Journal of Sports Medicine, đã phát hiện người bệnh tiểu đường nếu tập thể dục đủ nhiều có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là những người bị thừa cân, béo phì.

Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận mạn tính, chiếm 30-50% tổng số trường hợp. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bệnh tiểu đường, thêm bệnh thận mạn tính làm tăng gấp 10 lần nguy cơ tử vong so với chỉ mắc bệnh tiểu đường.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lợi ích bất ngờ của cà phê và sữa- Ảnh 2.

Tập thể dục đủ nhiều có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính

Reuters

Các nghiên cứu gần đây cho thấy tập thể dục giúp cải thiện chức năng thận ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng không rõ lợi ích lâu dài là gì và cần phải tập bao nhiêu phút để có tác dụng.

Để tìm hiểu điều này, nghiên cứu do Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận của Mỹ chủ trì, bao gồm 1.746 người tham gia, kéo dài 8 năm, đã đánh giá tác động của hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh mẽ đối với sự tiến triển của bệnh thận mạn tính ở bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân hoặc béo phì.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi mức độ hoạt động của những người tham gia bằng gia tốc kế.

Kết quả đã phát hiện những người hoạt động thể chất từ trung bình đến mạnh mẽ trong khoảng 329-469 phút mỗi tuần có nguy cơ tiến triển thành bệnh thận mạn tính thấp hơn so với những người tập ít hơn 220 phút mỗi tuần.

Đặc biệt, những người hoạt động 63 phút mỗi ngày trong suốt 4 năm đầu tiên của nghiên cứu đã giảm đến 33% nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 11.3.

Những ai cần hạn chế ăn hành tây?

Hành tây là loại thực vật rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, kiểm soát đường huyết và nhiều lợi ích khác.

Nhiều người thích ăn hành tây trong khi số khác không thích hành tây do mùi hương nồng của chúng.

Hành tây chứa rất nhiều nước và có hàm lượng chất béo thực vật rất thấp. Trong 100 g hành tây có khoảng 40 calo, 1,1 g protein, 146 mg kali, 4 mg natri cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lợi ích bất ngờ của cà phê và sữa- Ảnh 3.

Các dưỡng chất trong hành tây các tác dụng ngăn ngừa ung thư, kháng viêm và góp phần kiểm soát đường huyết

PEXELS

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo những người mắc bệnh Crohn, một loại bệnh viêm đường ruột mạn tính, cần tránh ăn hành tây. Bệnh Crohn có thể gây viêm ở bất kỳ vị trí nào trong ruột nhưng thường xuất hiện nhất là ở ruột non và đại tràng. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài này gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu như đau bụng, mệt mỏi, sốt, tiêu chảy, sụt cân và một số triệu chứng khác.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh Crohn có thể bị sỏi thận, thiếu máu hoặc viêm ở những vùng khác của cơ thể như gan, mắt hoặc da. Dù nguyên nhân gây bệnh Crohn chưa rõ ràng nhưng một số loại thực phẩm nhất định có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khi viêm ruột đang bùng phát, trong đó có hành tây. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.