Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thời điểm nên hạn chế uống cà phê

09/03/2024 00:10 GMT+7

'Mọi người cần cân nhắc về việc uống cà phê khi bị mệt mỏi hoặc bị bệnh, vì nó có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực với sức khỏe'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn cơm và gạo lứt; Dấu hiệu đau lưng có thể là ung thư tuyến tiền liệt; Những ai cần tránh ngủ ngửa?...

Có nên uống cà phê khi mệt mỏi, bệnh?

Mọi người cần cân nhắc về việc uống cà phê khi bị mệt mỏi hoặc bị bệnh, vì nó có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực với sức khỏe.

Cà phê là loại thức uống phổ biến. Trong cà phê có chứa caffeine - vốn là một chất kích thích, có thể làm tăng mức năng lượng, giúp cơ thể cảm thấy tỉnh táo hơn. Vì lý do này, nhiều người chọn uống cà phê để giúp duy trì năng lượng làm việc, thậm chí uống trong lúc cơ thể mệt mỏi hoặc bị bệnh.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thời điểm nên hạn chế uống cà phê- Ảnh 1.

Nhiều người chọn uống cà phê để giúp duy trì năng lượng làm việc

Pexels

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên cân nhắc về việc sử dụng cà phê trong những lúc sức khỏe không tốt.

Khi mệt mỏi, cơ thể thường kém tập trung và mất năng lượng. Vì vậy, nhiều người cho rằng cà phê có thể giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung hơn và duy trì năng lượng làm việc.

Tuy nhiên, ngoài các tác dụng tích cực, caffeine cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mối quan hệ này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn: càng uống nhiều cà phê, cơ thể càng khó đi vào giấc ngủ, từ đó cơ thể càng mệt mỏi và có thể muốn uống thêm cà phê để lấy năng lượng. Do đó, bạn cần kiểm soát lượng cà phê nạp vào cơ thể khi mệt mỏi.

Caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là caffeine có thể hút chất lỏng ra khỏi cơ thể và khiến bạn bài tiết nhiều chất lỏng hơn. Do đó, nếu bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, bị cúm, cảm lạnh nặng hoặc ngộ độc thực phẩm, bạn nên hạn chế dùng cà phê. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 9.3.

Lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn cơm và gạo lứt

Để dễ chìm vào giấc ngủ, các chuyên gia thường khuyến nghị mọi người nên thực hiện các hoạt động thư giãn như thiền hay nhâm nhi trà hoa cúc gần giờ đi ngủ. Thế nhưng, một số nghiên cứu cho thấy ăn cơm hay gạo lứt trong các bữa ăn hằng ngày cũng góp phần giúp dễ ngủ.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san PLOS ONE cho thấy cơm thật sự có thể giúp chúng ta ăn ngủ ngon hơn.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thời điểm nên hạn chế uống cà phê- Ảnh 2.

Các dưỡng chất trong gạo lứt và gạo trắng giúp hệ thần kinh thư giãn, nhờ đó dễ ngủ hơn

PEXELS

Nghiên cứu phân tích thói quen ăn uống và chất lượng giấc ngủ của hơn 1.800 người đàn ông và phụ nữ Nhật Bản trong độ tuổi từ 20 đến 60. Họ phát hiện rằng những người ăn cơm có giấc ngủ chất lượng hơn so với những người ăn mì hay bánh mì.

Điều thú vị là một nghiên cứu khác cũng ở Nhật Bản được công bố trên chuyên san Nutrients cũng có kết quả tương tự. Để giải thích cho hiện tượng này, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng gạo trắng có chỉ số đường huyết (GI) cao. Cụ thể, chỉ số đường huyết của gạo trắng là 72.

Chính GI cao đã làm tăng sự hiện diện của a xít amin tryptophan trong não, từ đó chuyển chuyển đổi thành serotonin và hoóc môn ngủ melatonin. Sự tác động của 2 loại hoóc môn này giúp chúng ta có cảm giác thư giãn và buồn ngủ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 9.3.

Dấu hiệu đau lưng có thể là ung thư tuyến tiền liệt

Có một số ít trường hợp tế bào tuyến tiền liệt phát triển không kiểm soát và hình thành khối u ung thư. Đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư tuyến tiền liệt.

Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt không đồng nghĩa với việc sẽ chết vì bệnh này. Sự phát triển của y học hiện đại và phát hiện bệnh sớm có thể giúp điều trị khỏi ung thư tuyến tiền liệt.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thời điểm nên hạn chế uống cà phê- Ảnh 3.

Đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt

PEXELS

Mặc dù khám sàng lọc có thể phát hiện ung thư tuyến tiền liệt và một số triệu chứng có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu, chẳng hạn như khó tiểu, có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch. Một số người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.

Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu đau lưng cùng với sụt cân, mệt mỏi, rối loạn cương dương hoặc cảm giác yếu chân thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn. Nếu ung thư tuyến tiền liệt đã lan đến xương thì người bệnh có thể cảm thấy đau ở lưng, hông. Đó không phải là ung thư xương mà là ung thư tuyến tiền liệt đã lan vào xương.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh uống thêm canxi và vitamin D để tránh một số vấn đề liên quan đến xương, chẳng hạn như hoại tử xương hàm. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.