Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nắng nóng gay gắt, ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?; Thêm tin vui bất ngờ cho người siêng tập thể dục; Làm sao để biết mình có đang bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột?...
Bác sĩ chỉ thời điểm uống nước dừa tốt nhất
Nước dừa là một trong những thức uống tốt nhất để chống lại cái nóng mùa hè vì nó cung cấp năng lượng tức thời và giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.
Nước dừa có các enzyme và khoáng chất tự nhiên như kali khiến nó trở thành thức uống siêu tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Pankaj Chaudhary, chuyên gia tư vấn cấp cao về nội khoa, Bệnh viện chuyên khoa Max Super, Vaishali (Ấn Độ) khuyên: Nước dừa có lượng calo thấp. Vì vậy, mỗi khi khát nước, thay vì uống một ly nước ngọt, chúng ta hãy uống nước dừa.
Nhưng đâu là thời điểm uống nước dừa tốt nhất?
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng uống nước dừa vào buổi sáng là tốt nhất, ngoài ra, uống vào trước hoặc sau khi tập thể dục cũng có lợi.
Tiến sĩ Shrey Srivastav, bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện Sharda, Noida (Ấn Độ), cho biết nước dừa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, uống vào sáng sớm là tốt nhất và nên uống điều độ. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 4.5.
Làm sao để biết mình có đang bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột?
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là tình trạng cực kỳ phổ biến. Những loại thường gặp là sán dây, sán lá gan, giun móc, giun đũa và giun kim. Các loại ký sinh trùng đường ruột sẽ đẻ trứng và nở bên trong hệ tiêu hóa vật chủ.
Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể do ăn thịt nhiễm giun chưa được nấu chín kỹ, uống nước ô nhiễm, vệ sinh kém và một số nguyên nhân khác. Không phải lúc nào nhiễm ký sinh trùng cũng gây ra triệu chứng. Điều này phụ thuộc vào loại ký nhiễm trùng mà chúng ta nhiễm.
Một trong những dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của nhiễm ký sinh trùng là qua phân. Các loại ký sinh trùng như giun kim, giun đũa có thể xuất hiện trong phân khi đại tiện. Đây là lúc mà người mắc cần phải tẩy giun.
Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng còn xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, ói mửa, chướng bụng, đầy hơi, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, có chất nhầy và máu trong phân, đồng thời ngứa và đỏ quanh vùng trực tràng, âm hộ.
Đôi khi, giun kim sẽ đẻ trứng quanh vùng hậu môn vào ban đêm và gây ngứa. Gãi vùng hậu môn vào ban đêm có thể khiến trứng giun kim mắc kẹt vào dưới móng tay và lây nhiễm đến những nơi khác. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 4.5.
Thêm tin vui bất ngờ cho người siêng tập thể dục
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ đã phát hiện hoạt động thể chất không chỉ tốt cho tim mạch, mà nó còn giúp giảm mức độ căng thẳng trong não.
Các nhà khoa học tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (MGH) ở Boston (Mỹ) đã xem xét dữ liệu của hơn 50.000 người. Tất cả những người tham gia đều lưu giữ hồ sơ về hoạt động thể chất của họ.
Trong số đó, các nhà nghiên cứu đã chụp phim não và xét nghiệm của 774 người để đo hoạt động não liên quan đến căng thẳng của họ.
Trong 10 năm theo dõi, có gần 13% số người tham gia đã phát triển bệnh tim.
Tuy nhiên, những người đáp ứng các khuyến nghị tiêu chuẩn về hoạt động thể chất (nghĩa là đạt được từ 150 - 300 phút hoạt động cường độ vừa phải hoặc từ 75 - 150 phút tập aerobic như đi bộ nhanh, chạy bộ...), đã giảm đến 23% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều bất ngờ là các nhà nghiên cứu nhận thấy những người này cũng có hoạt động não ít căng thẳng hơn rõ rệt so với người tập thể dục ít hơn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)