Ngày mới với tin tức sức khỏe: Mẹo hay kiểm soát huyết áp vào mùa lạnh

20/12/2024 00:10 GMT+7

'Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu co lại, làm tăng sức cản trong các mạch máu, buộc tim phải bơm máu mạnh hơn và làm tăng huyết áp'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ăn uống kiêng thịt động vật sao mỡ máu vẫn cao?; Vì sao bàng quang phải đầy khi siêu âm?; Tác dụng sức khỏe ít người biết khi kết hợp nghệ và gừng...

Bác sĩ chỉ mẹo hiệu quả để kiểm soát tăng huyết áp khi trời trở lạnh

Tiến sĩ Gnanadev N C, bác sĩ tim mạch và chuyên gia với hơn 20 năm kinh nghiệm của Ấn Độ, giải thích: Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu co lại, làm tăng sức cản trong các mạch máu, buộc tim phải bơm máu mạnh hơn và làm tăng huyết áp. Huyết áp có thể tăng 5 - 10 mmHg vào mùa đông vì lý do này.

Huyết áp cao có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, tổn thương thận và mất thị lực. Vì vậy, biết cách kiểm soát huyết áp cao vào mùa đông là rất cần để giảm thiểu rủi ro.

Ngày mới với tin tức sức khỏe

Trời lạnh có thể gây ra những thách thức cho người bị huyết áp cao

Ảnh: AI

Sau đây, bác sĩ Gnanadev chỉ ra một số mẹo hay để kiểm soát huyết áp cao khi trời trở lạnh.

Duy trì hoạt động thể chất bất chấp thời tiết lạnh. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa tác động tiêu cực của huyết áp cao vào mùa đông. Tập thể dục thường xuyên giúp mạch máu linh hoạt và cải thiện lưu thông máu tổng thể.

Hãy cân nhắc các hoạt động trong nhà như đi bộ trên máy chạy bộ, tập yoga hoặc theo dõi video tập luyện tại nhà. Nếu tập ngoài trời, hãy mặc ấm và tránh ra ngoài trời quá lạnh.

Chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Điều này đặc biệt quan trọng khi thời tiết lạnh vì nó có thể làm tăng huyết áp. Tập trung vào chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Một số loại rau quả như rau bina, cà rốt và cam rất giàu kali và magiê, giúp điều hòa huyết áp.

Ngoài ra, giảm thực phẩm chế biến và đóng gói vì thường chứa nhiều natri. Thay vào đó, hãy nêm thức ăn với các loại thảo mộc và gia vị để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.12.

Vì sao bàng quang phải đầy khi siêu âm?

Một điều mà những người đi siêu âm bàng quang thường được yêu cầu hãy nhịn tiểu để bàng quang đầy. Đây là yếu tố rất quan trọng khi siêu âm bàng quang.

Siêu âm là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, dùng sóng âm tần số cao để tạo hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể. Bàng quang đầy sẽ giúp sóng âm truyền đi hiệu quả hơn, giúp hình ảnh có độ rõ nét và chính xác cao.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Mẹo hay kiểm soát huyết áp vào mùa lạnh- Ảnh 2.

Trước khi siêu âm bàng quang thì cần uống nhiều nước để bàng quang đầy

ẢNH MINH HỌA: AI

Bàng quang đầy nước tiểu sẽ giúp hình ảnh siêu âm thấy được toàn bộ cấu trúc bên trong, nhờ đó có thể phát hiện các vấn đề như sỏi, u bàng quang hay các bất thường khác. Nếu bàng quang rỗng hoặc chỉ gần đầy thì sẽ không cho hình ảnh rõ nét, vách bàng quang có thể bị mờ.

Siêu âm trong tình trạng bàng quang đầy nước tiểu cũng giúp bác sĩ đánh giá được chức năng giữ và bài tiết nước tiểu. Cụ thể, bác sĩ sẽ biết khả năng chứa nước tiểu của bàng quang có hoạt động bình thường, có rò rỉ hay tắc nghẽn nước tiểu hay không. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.12.

Tác dụng sức khỏe ít người biết khi kết hợp nghệ và gừng

Cảm lạnh và cúm xuất hiện phổ biến hơn trong giai đoạn chuyển mùa hay nhiệt độ xuống thấp. Bệnh sẽ lâu khỏi với những người có hệ miễn dịch yếu. Kết hợp nghệ và gừng giúp tăng cường miễn dịch và mang nhiều lợi ích khác.

Nghệ và gừng là những loại thực vật tự nhiên có tính dược liệu. Chúng đều chứa các hợp chất kháng viêm, chống ô xy hóa và hỗ trợ tiêu hóa.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Mẹo hay kiểm soát huyết áp vào mùa lạnh- Ảnh 3.

Kết hợp gừng và nghệ sẽ giúp cung cấp cho cơ thể nguồn chất kháng viêm và chất chống ô xy hóa dồi dào

ẢNH: AI

Kết hợp nghệ và gừng có thể mang đến những lợi ích sức khỏe sau:

Giảm viêm. Viêm mạn tính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của các căn bệnh nguy hiểm như đau tim, ung thư và tiểu đường. Tình trạng này cũng làm trầm trọng hơn các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hay một số loại viêm ruột. Kết hợp cả gừng và nghệ sẽ giúp cơ thể nhận đủ dưỡng chất kháng viêm như gingerol, beta-caryophyllene, curcumin hay turmerone.

Giảm đau. Nhiều nghiên cứu cho thấy cả gừng và nghệ đều có khả năng giúp giảm đau mạn tính. Đặc biệt, curcumin, thành phần hoạt tính trong nghệ, cực kỳ hiệu quả trong việc giảm đau do viêm khớp.

Giảm buồn nôn. Gừng là một phương thuốc tự nhiên giúp làm dịu dạ dày và giảm buồn nôn một cách hiệu quả. Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy ăn ít nhất 1 gram gừng/ngày sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng buồn nôn, ói mửa sau phẫu thuật. Trong khi đó, nghệ lại có tác dụng chống lại các vấn đề tiêu hóa do hóa trị gây ra, giảm các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.