Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nghiên cứu chỉ ra cách test nhanh hiệu quả

16/03/2022 00:14 GMT+7

'Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu test nhanh liên tục 2 ngày một lần có thể cho kết quả chính xác'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nghiên cứu này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Khỏi Covid-19 bỗng khó thở dai dẳng: Bạn cần đi khám phổi gấp; Những ai có nguy cơ cao bị gan phình to?; Con bạn tiếp xúc F0, khi nào test và có cần test lại không?...

Phát hiện mới: Test nhanh Covid-19 muốn chính xác hãy thử cách này!

Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy có đến 45,1% trường hợp test nhanh trong vòng 2 ngày sau khi nhiễm bệnh là âm tính giả.

Test nhanh có độ nhạy thấp hơn so với PCR. Tuy nhiên, test nhanh dễ thực hiện và chi phí thấp hơn. Điều này đặc biệt thích hợp trong bối cảnh biến thể Omicron xuất hiện và nhanh chóng thống trị toàn cầu.

Có đến 45,1% trường hợp test nhanh trong vòng 2 ngày sau khi nhiễm bệnh là âm tính giả

SHUTTERSTOCK

Một nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Apurv Soni từ Trường Y Đại học Massachusetts Chan (Mỹ), dẫn đầu, nhằm so sánh hiệu quả của test nhanh so với xét nghiệm PCR nếu xét nghiệm liên tục cứ 2 ngày 1 lần.

Trong nghiên cứu, những người tham gia không có triệu chứng được tuyển dụng từ tháng 10.2021 tháng 1.2022, được xét nghiệm cả test nhanh và PCR cứ 2 ngày một lần trong 15 ngày.

Kết quả, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu test nhanh liên tục cứ 2 ngày một lần có thể cho kết quả chính xác.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là test nhanh trong ngày đầu nhiễm bệnh chỉ chính xác được 23,5%, nhưng test lại trong vòng 2 ngày sau đó đã tăng độ chính xác lên 54,9%.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, có đến gần một nửa (45,1%) trường hợp test nhanh trong vòng 2 ngày sau khi nhiễm bệnh là âm tính giả - ở cả biến thể Delta và Omicron. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 16.3.

Khỏi Covid-19 bỗng khó thở dai dẳng: Bạn cần đi khám phổi gấp

Sau khi khỏi Covid-19, khó thở kéo dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng về phổi.

Từ mệt mỏi đến rụng tóc, danh sách triệu chứng của Covid-19 kéo dài ngày càng nhiều. Và một trong những triệu chứng phổ biến nhất là khó thở.

Là bệnh đường hô hấp, virus sẽ bội nhiễm trong phổi sau khi xâm nhập vào cơ thể, gây hại đến phổi theo nhiều cách. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến khó thở, rồi viêm phổi.

Khó thở dai dẳng có thể là dấu hiệu của tổn thương phổi

SHUTTERSTOCK

Tình trạng khó thở đột nhiên xảy ra vài tháng sau khi nhiễm Covid-19 có thể là dấu hiệu của tổn thương phổi.

Theo một phát hiện mới được công bố trên tạp chí y khoa Immunity, khó thở dai dẳng có thể là dấu hiệu của tổn thương phổi.

Tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ James Harker, từ Viện Tim và Phổi Quốc gia của Đại học Hoàng gia London (Anh), giải thích tình trạng khó thở kéo dài cho thấy sự hiện diện của các tế bào miễn dịch bất thường, được tạo ra do Covid-19. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.3.

Những ai có nguy cơ cao bị gan phình to?

Gan là cơ quan nội tạng nằm ở ngay dưới lồng ngực. Kích thước gan mỗi người có thể khác nhau nhưng nếu gan phình to bất thường thì đó là dấu hiệu không được chủ quan.

Gan thực hiện hơn 500 chức năng của cơ thể, trong đó có một số chức năng rất quan trọng. Do đó, gan gặp bất ổn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc, lạm dụng chất bổ sung hay béo phì sẽ làm tăng nguy cơ bị gan to

SHUTTERSTOCK

Gan to là tình trạng gia tăng kích thước lá gan. Những triệu chứng thường gặp của gan to là đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, vàng mắt, vàng da. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị gan to lại không xuất hiện triệu chứng gì.

Nguyên nhân khiến gan to có thể do nhiều bệnh lý khác nhau.

Khi nghi ngờ mình mắc bệnh về gan, người bệnh cần đến gặp bác sĩ kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.