Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Tác dụng tuyệt vời của gừng, nghệ, tỏi; Những thực phẩm nên ăn sau khi lấy máu; Người bị đau xương khớp nên ăn loại trái cây nào?...
Bị ho, đau họng, hãy thử uống nước chanh ấm pha mật ong!
Khi trời chuyển mùa, bạn dễ bị đau rát cổ họng, thậm chí có thể ho. Trước khi đi mua thuốc uống, bạn hãy thử một số biện pháp trị ho tự nhiên.
Một phương pháp trị ho tại nhà phổ biến là ly nước chanh ấm mật ong. Hỗn hợp này cũng rất tốt để trị đau họng hoặc nghẹt mũi.
Cô Amy Shapiro, chuyên gia dinh dưỡng, người sáng lập và giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Real Nutrition ở New York (Mỹ), cho biết: Mật ong làm dịu cổ họng, chanh hỗ trợ hệ thống miễn dịch, cấp nước và giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Kết hợp chúng lại với nhau có thể giúp hỗ trợ giảm ho.
Chanh có nhiều vitamin C nên hỗ trợ khả năng miễn dịch, tăng sản xuất tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng và có thể làm giảm thời gian ho.
Mật ong có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất ho. Uống trà hoặc nước chanh ấm pha mật ong là cách làm dịu cơn đau họng có từ lâu đời. Nhưng riêng mật ong cũng có thể là thuốc giảm ho hiệu quả.
Một phân tích tổng hợp vào tháng 4.2021 trên tập san y khoa BMJ Medicine cho thấy mật ong không chỉ cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên mà còn giảm tần suất ho và mức độ nghiêm trọng của ho hiệu quả hơn so với các phương pháp trị ho truyền thống. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 17.11.
Những thực phẩm nên ăn sau khi lấy máu
Lấy máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn để kiểm tra sức khỏe hay hiến máu. Cơ thể sẽ nhanh chóng tái tạo lượng máu đã mất. Một số loại thực phẩm bổ dưỡng sẽ giúp quá trình này diễn ra hiệu quả hơn.
Nếu lấy máu để xét nghiệm thì chỉ cần 1 hoặc 2 lọ. Nhưng nếu hiến máu thì lượng máu cho đi sẽ nhiều hơn.
Những dưỡng chất tốt cho quá trình hồi phục lượng máu đã mất là chất sắt và vitamin B. Chất sắt là khoáng chất thiết yếu để tạo ra huyết sắc tố, một loại protein có trong hồng cầu. Nếu không bổ sung đủ chất sắt, hàm lượng chất sắt trong máu giảm sẽ làm cơ thể yếu sức, mệt mỏi.
Hội Chữ thập đỏ Mỹ cho biết có 2 loại chất sắt là heme và non-heme. Chất sắt dạng heme được cơ thể hấp thụ dễ dàng, có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, vịt, bò và lợn.
Chất sắt non-heme là sắt thực vật, có nhiều trong rau chân vịt, đậu Hà Lan, bông cải xanh và khoai lang. Dù sắt trong thịt dễ hấp thụ hơn trong thực vật nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên ăn cả 2 loại chất sắt này. Nhờ vậy, chế độ ăn uống sẽ cân bằng và nạp đủ chất xơ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 17.11.
Người bị đau xương khớp nên ăn loại trái cây nào?
Khi bị đau đầu gối hoặc xương khớp, một số loại thực phẩm có thể giúp giảm đau bằng cách giảm viêm trong cơ thể. Trái cây là nguồn thực phẩm rất giàu các chất giảm viêm, không chỉ giúp giảm đau xương khớp mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau xương khớp, đặc biệt ở khớp gối, là viêm khớp. Các yếu tố dẫn đến bệnh gồm tuổi tác, di truyền, chấn thương hay vấn đề rối loạn tự miễn. Để giảm đau do viêm khớp, mọi người cần ăn các loại trái cây sau:
Táo. Táo là nguồn cung cấp dồi dào chất chống ô xy hóa quercetin có tác dụng kháng viêm rất tốt. Quercetin có thể giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể, từ đó có thể giúp giảm các triệu chứng viêm khớp.
Trái anh đào. Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh tác dụng giảm đau viêm khớp của trái anh đào chua. Loại trái cây này có rất nhiều anthocyanin, loại hợp chất có đặc tính chống viêm và giảm đau trong cơ thể.
Để giảm đau, người bệnh có thể ăn tươi hay uống nước ép anh đào chua đều được. Tuy nhiên, nếu ăn nguyên trái thì sẽ có lợi hơn vì như vậy có thể tận dụng nguồn chất xơ tự nhiên trong trái anh đào. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)