Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa mỗi ngày; Làm sao phân biệt đau lưng do căng cơ hay trượt đĩa đệm?...
Những ai không nên uống nước chanh khi bụng đói?
Nước chanh có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại cho một số người, đặc biệt là nếu uống khi bụng đói. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề.
Sau đây, cô Kylie Bensley, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, người sáng lập Trung tâm dinh dưỡng Sulinu, chỉ ra những người không nên uống nước chanh khi bụng đói.
Nước chanh rất giàu vitamin C được xem là có lợi cho sức khỏe. Uống nước chanh hằng ngày vào mùa hè rất có lợi. Chanh có tác dụng giảm cân hiệu quả và tăng cường khả năng miễn dịch.
Nên uống nước chanh khi bụng đói vào buổi sáng để giảm cân, nhưng thói quen lành mạnh này lại không phù hợp với tất cả mọi người.
Đặc biệt, với nhiều người, uống nước chanh khi bụng đói có thể gây ra các vấn đề về dạ dày.
Chuyên gia Bensley khuyên những người sau đây không nên uống nước chanh khi bụng đói:
Người bị trào ngược axit. Chanh có tính axit có thể khiến các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hoặc ợ nóng thường xuyên trở nên trầm trọng hơn. Người mắc chứng bệnh này nên tránh uống nước chanh khi bụng đói.
Người bị viêm loét dạ dày. Axit citric trong chanh có thể gây kích ứng các vết loét trong dạ dày. Độ axit tăng thêm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ngăn vết loét lành lại. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 8.6.
Đau lưng: Làm sao phân biệt do căng cơ hay trượt đĩa đệm?
Đau lưng là vấn đề phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Lối sống ít vận động, ngồi nhiều và vận động sai tư thế là những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng.
Tuy nhiên, những cơn đau lưng đôi khi khó phân biệt với trượt đĩa đệm cột sống, một tình trạng nghiêm trọng hơn so với những cơn đau lưng thông thường.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy lối sống ít vận động, ngồi nhiều, đặc biệt là ở tư thế cong vẹo, sẽ gây áp lực lên cột sống. Vùng lưng dưới thường là nơi chịu áp lực lớn nhất. Qua thời gian, cột sống sẽ bị thoái hóa và dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Nếu chúng ta không vận động, tập luyện để tăng cường sức mạnh cho các cơ hỗ trợ cột sống thì các cơ này sẽ yếu. Lâu dần, chúng sẽ không còn đủ sức để ổn định cột sống, dẫn đến các vấn đề về đĩa đệm cột sống và gây đau lưng.
Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, đau lưng là do cơ hoặc dây chằng bị kéo căng quá mức. Thậm chí, trong một số trường hợp, vận động chuyển hướng đột ngột hoặc mang vác sai tư thế còn gây rách dây chằng lưng và dẫn đến đau lưng. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 8.6.
Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa mỗi ngày
Dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và cải thiện sức khỏe làn da.
Tuy nhiên, dứa cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách.
Giàu vitamin và khoáng chất. Dứa chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong 225 gram dứa cung cấp khoảng 88% lượng vitamin C và 109% lượng mangan cần thiết hằng ngày.
Dứa còn chứa một lượng đáng kể chất xơ, kali và canxi.
Cung cấp chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, nguyên nhân gây ra stress oxy hóa, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, suy giảm hệ miễn dịch và tăng đường huyết.
Dứa là nguồn cung cấp các hợp chất flavonoid và phenol, hai nhóm chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu trên Nutrition & Metabolism, việc tiêu thụ dứa giúp giảm stress oxy hóa và viêm ở tim, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ tiêu hóa. Dứa chứa một loại enzym đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa, đó là bromelain. Bromelain giúp phân hủy protein dễ dàng, theo nghiên cứu được công bố trên trang Molecules. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)